时间:2025-01-24 23:55:04 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
Trước ồn ào của dư luận trái chiều về việc Bộ GD-ĐT có kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy arsenal tối nay
Trước ồn ào của dư luận trái chiều về việc Bộ GD-ĐT có kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga,ếngTrungthànhngoạingữthứnhấtBộarsenal tối nay tiếng Trung hệ 10 năm vào các trường, ngày 22/9, Bộ GD-ĐT giải thích, quy định “ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc.
Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.
Ngoại ngữ thứ hai là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong những ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.
Dạy và học tiếng Trung trong trường học
Về kế hoạch thực hiện chương trình tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, Bộ GD-ĐT giải thích việc này nằm trong nhiệm vụ nêu tại quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Ban quản lý Đề án cho biết thêm: "Hiện, tiếng Nga và Trung được dạy học như ngoại ngữ thứ nhất từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình hiện hành 7 năm.
Để đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất, Ban quản lý Đề án trình Bộ trưởng kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 tiểu học đến lớp 12 THPT cho phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay".
Việc chọn ngoại ngữ nào và dạy học theo hình thức bắt buộc (ngoại ngữ thứ nhất) hay tự chọn (ngoại ngữ thứ hai) tùy nhu cầu, điều kiện của địa phương, trường học, người học nên sẽ không xảy ra tình huống bị "chối bỏ" hay gặp phản ứng của dư luận.
Trong các trường THPT chuyên, tiếng Trung, tiếng Nga vẫn được giảng dạy bình thường. Riêng tiếng Trung Quốc hiện được dạy ở các tỉnh thành Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM.
Nếu được phê duyệt, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung hệ 10 năm, từ năm học 2017-2018.
Việc thí điểm sẽ ở quy mô nhỏ, từ 2 đến 5 lớp mỗi ngoại ngữ. Điều này còn phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ, điều kiện của địa phương và nguyện vọng của người học.
Trước đó, đề án của Bộ GD-ĐT nhận được nhiều ý kiến trái chiều, cụ thể, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học VN cho biết: "Việc làm này trong tương lai có thể được, không chỉ ngoại ngữ trên, nhưng hiện tại tôi thấy chưa hợp lí.
Cần có một khảo sát thực tế xem nguyện vọng của người học với ngoại ngữ này, tiếng Trung - đúng ra phải là tiếng Hán, tức là tiếng của dân tộc Hán được người Trung Quốc sử dụng là ngôn ngữ quốc gia.
Bây giờ cả thế giới dùng tiếng Anh và Việt Nam không phải ngoại lệ. Học tiếng nào rồi cũng phải quay về tiếng Anh.
Tất nhiên, với nhiều lĩnh vực, nhiều người, có thể chọn một ngoại ngữ chuyên sâu (Anh, Nga, Pháp, Trung, Tây Ban Nha...). Nhưng cho triển khai đại trà thì e rằng chưa phù hợp''.
Đồng tình quan điểm, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, khi đưa ra đề án nào cũng đều phải lắng nghe, chứ không nên cái gì cũng vội vàng thiếu có căn cứ, phải có ý kiến của xã hội, của các chuyên gia.
Còn PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, mọi quyết sách phải xuất phát từ thực tế. Ở đây phải xem xét tới nguyện vọng người học và khả năng đáp ứng nguyện vọng đó. Điều này liên quan tới cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hệ thống sách giáo khoa...
Tất cả đều mất thời gian khảo sát, phân tích, trao đổi chứ không thể làm trong một sớm một chiều.
"Nếu nóng vội, tôi e sẽ có nhiều hệ lụy khó lường. Mà môi trường giáo dục, chúng ta không thể lấy học sinh làm vật thí nghiệm khi chưa tính đến những cái được và mất", ông Tình nhấn mạnh.
Theo Đất Việt
Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh2025-01-24 23:51
Chồng ngoại tình, có con riêng, vợ đau đớn muốn kiện2025-01-24 23:50
3 nhân viên bệnh viện Nhi đồng lãnh án2025-01-24 23:48
Con vác gậy đuổi, cha tàn tật chỉ biết lau nước mắt2025-01-24 23:38
Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn2025-01-24 22:59
Nhạc trưởng Lê Phi Phi và “Giai điệu thắp sáng niềm tin”2025-01-24 22:51
Cha thương con gạt nước mắt hằng đêm2025-01-24 22:31
Con vác gậy đuổi, cha tàn tật chỉ biết lau nước mắt2025-01-24 22:03
Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su2025-01-24 21:49
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 1/20172025-01-24 21:25
Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân2025-01-24 23:44
Lũ ngập đến nhà, con ung thư cầu cứu2025-01-24 23:28
Xót xa bé gái dễ thương mang trong mình bệnh ung thư quái ác2025-01-24 23:24
Chưa chấp hành xong án treo có được đi xuất khẩu lao động?2025-01-24 22:59
Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?2025-01-24 22:31
Thương cậu bé mắc u nguyên bào thần kinh chỉ còn da bọc xương2025-01-24 22:10
Thay con nộp thuế, mẹ có được đứng tên nhà đất2025-01-24 22:08
Người cha nghèo chạy xe ôm mong cứu con trai ung thư máu2025-01-24 21:52
Mở rộng không gian phát triển2025-01-24 21:36
Trao hơn 20 triệu đồng cho Lê Hồ Anh Kiệt2025-01-24 21:34