【bảng xếp hạng nhất bóng đá anh】Tỷ lệ người Việt uống rượu, bia cao tăng chóng mặt
时间:2025-01-26 05:15:34 出处:Thể thao阅读(143)
Bà Trần Thị Trang,ỷlệngườiViệtuốngrượubiacaotăngchóngmặbảng xếp hạng nhất bóng đá anh Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên có tỷ lệ uống rượu bia tăng gần 10% sau 5 năm.
Giảm tiêu thụ rượu bia sẽ hạn chế gánh nặng bệnh tật, các ca tử vong thương tâm do các ma men gây ra. |
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Cần phạt thật nghiêm! (HQ Online) - Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, số người tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia gia tăng lại ... |
Xây dựng văn hoá sử dụng rượu bia (HQ Online)- Chính phủ vừa có Báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội về kết quả thực hiện công tác quản ... |
Tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng cao đồng nghĩa với việc chi phí cho sản phẩm này tăng nhanh. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, chi phí chi cho tiền mua rượu bia mỗi năm người dân rất lớn, khoảng 4 tỷ USD/năm, trong khi giá trị xuất khẩu gạo chỉ 2,41 tỷ USD.
Chưa kể theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, phần thuế đóng góp của DN vào ngân sách nhà nước có 50.000 tỷ đồng, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, mức thấp nhất chi phí bỏ ra cho việc phòng chống tác hại rượu bia, trong đó có bệnh tật, tai nạn, không có việc làm thì mất 65.000 tỷ đồng.
Không chỉ gây hệ lụy về mặt kinh tế, rượu bia còn gây hệ lụy lớn đến xã hội. Việc sử dụng rượu bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông. Rượu bia còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân khi là nguyên nhân gây ra của 30 bệnh tật; nguyên nhân cấu thành của 200 loại bệnh.
Về ảnh hưởng của rượu bia với tai nạn giao thông. Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, rượu bia là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới từ 15-19 tuổi tại Việt Nam.
Cụ thể, tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 31,4% ở nam và 19,6% ở nữ. Kết quả điều tra pháp y của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia cũng cho thấy, 97% là nam giới và 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu ở ngưỡng 50mg/100ml máu.
Đặc biệt, đa số các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia là nghiêm trọng, 68% nạn nhân có thời gian sống dưới 30 phút sau khi tai nạn xảy ra.
Nói về hệ lụy của việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, rượu bia làm chậm phản ứng khoảng 10-30%; làm hạn chế khả năng phối hợp vài hoạt động trong cùng một lúc; hạn chế khả năng nhận biết các vật từ xa.
"Rượu bia khiến tầm nhìn ban đêm có thể giảm tới 25%. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là thời gian từ 20h tối đến 0h đêm là thời điểm gây nhiều tai nạn giao thông nhất trong ngày. Người đi xe máy có nồng độ cồn 50mg/dl có nguy cơ tai nạn tăng gấp 40 lần so với người không uống", Phó vụ trương Vụ Pháp chế thông tin.
Trước thực tế nêu trên, theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, việc hạn chế tiếp cận rượu bia của người dân bằng các quy định cụ thể là cấp thiết để giảm thiểu tối đa tác hại do rượu bia gây ra.
Bà Hạnh cho rằng, sau những tai nạn thương tâm do lái xe uống rượu bia gây ra chúng ta có thể trắc ẩn và thương cảm dành dụm, quyên góp để chia sẻ, vợi bớt một phần nỗi đau và cũng để tìm sự an yên cho tâm hồn mình, có thể kêu gọi cộng đồng thức tỉnh đã lái xe thì không bia rượu để không còn những hậu quả đau lòng.
“Tuy nhiên, đó chỉ là những phong trào tự phát, nhất thời. Để bền vững, cần giải quyết được căn nguyên vấn đề bằng một chính sách bền vững, phải để cho mọi người nhận thức được rượu bia không phải là hàng hoá bình thường và có cơ chế quản lý chặt chẽ bằng các quy định pháp luật như hàng trăm quốc gia khác đã và đang làm từ vài chục thập kỷ trước", bà Hạnh nêu quan điểm.
Được biết, để kiểm soát việc lạm dụng rượu bia, Bộ Y tế là cơ quan thường trực được Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo Dự án Luật Phòng chống tác hại của bia rượu. Sau nhiều lần trình và xin ý kiến, dự kiến cuối tháng 5/2019, Quốc hội sẽ bàn và thông qua Dự thảo Luật này.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo, Dự thảo Luật hiện tại đã "yếu" rất nhiều so với các Dự thảo lần trước do nhiều tác động bên ngoài, do lợi ích của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia.
Cụ thể, các quy định nhằm hạn chế tính sẵn có của rượu bia về giờ bán, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị đã bị lược bỏ gần hết. "Chúng tôi mong mỏi các quy định chặt chẽ nhằm hạn chế sự sẵn có của rượu bia cần được giữ lại trong Dự thảo Luật, có như vậy hệ lụy do rượu bia gây ra về kinh tế, xã hội, sức khỏe mới mong giảm bớt", Vụ trưởng Vụ Pháp chế trăn trở.
上一篇: Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
下一篇: Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
猜你喜欢
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Chiến lược nào giúp các “ông lớn” ngành chứng khoán tăng trưởng vượt bậc?
- Tuyển Việt Nam: Văn Lâm gửi ‘chiến thư’, Filip Nguyễn cũng cần phải nỗ lực
- Tuyển Việt Nam thua Iraq: Tiếc nuối và hài lòng
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Camille Huyền và Walther Giger trở lại Festival Huế 2012
- Kết quả bóng đá Arsenal 6
- Phong Điền soát xét, triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội “Hương xưa làng cổ”
- Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin