Chỉ số tuần qua để mất 3,ứngkhoántuầnXáotrộnquốctếcóthểảnhhưởngtâmlýnhàđầutưnhận định real sociedad vs7% giá trị, là mức giảm tính theo tuần lớn nhất kể từ tuần cuối tháng 7/2020. Đây là hệ quả bình thường trên thị trường sau một chu kỳ tăng mạnh mẽ kéo dài 3 tháng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên thị trường, khả dĩ lý giải mức điều chỉnh mạnh mẽ như vậy. Đầu tiên là hiệu ứng chốt lời khi giá cổ phiếu tăng tích cực trong thời gian dài. Thứ hai là hiệu ứng của mùa báo cáo tài chính quý 3 hàng năm đã kết thúc và mọi công ty quan trọng nhất đều đã công bố thông tin. Thứ ba là tính chu kỳ, khi khoảng thời gian tháng 11 và tháng 12 hàng năm thường là lúc thị trường có rất ít thông tin mới và tâm lý kỳ vọng yếu đi.
Trên thế giới cũng xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Tính đột biến của năm nay đáng kể nhất là tình trạng bùng phát trở lại dịch bệnh Covid-19. Rất nhiều quốc gia lại quay về trạng thái phong tỏa toàn quốc hoặc phong tỏa từng phần, cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế vẫn bị cản trở đáng kể và chưa rõ sẽ kết thúc trong năm nay hay không. Đột biến thứ hai là năm nay Mỹ thực hiện bầu cử Tổng thống và được dự đoán sẽ là kỳ bầu cử “rắc rối” nhất với kết quả khó đoán định nhất, thậm chí có thể gây tranh cãi lớn.
Thị trường chứng khoán lo lắng nhất không phải là kết quả bầu cử, mà là sự không chắc chắn của tiến trình này. Gói kích thích kinh tế mới của Mỹ đã không thể được thông qua trước bầu cử thì càng có nguy cơ không được thông qua nếu như kết quả bầu cử gây tranh cãi. Tiến trình pháp lý về kết quả bầu cử nếu xảy ra thậm chí có thể kéo dài hàng tháng trời, trong khi tháng 11, 12 thường là thời điểm tiêu dùng lớn ở Mỹ. Không có gói hỗ trợ tài chính sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tiêu dùng và như vậy quý 3 chưa chắc sẽ là quý doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt.
Chứng khoán Mỹ thậm chí còn có tuần cuối tháng 10 sụt giảm kỷ lục kể từ tuần cuối tháng 3/2020, ngay cả khi có nhiều kết quả kinh doanh quý 3 tích cực: Chỉ số S&P 500 tuần qua giảm 5,6%, DJIA giảm 6,5%, Nasdaq giảm 5,5%. Các chỉ số này đang trong giai đoạn điều chỉnh nguy hiểm khi về mặt kỹ thuật có thể hình thành mô hình 2 đỉnh ở các chỉ số chính – mô hình kỹ thuật hàm ý nguy cơ điều chỉnh mạnh hơn nữa.
Các yếu tố mang tính vĩ mô nói trên tạo nên rủi ro lớn cho các thị trường chứng khoán và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự kết hợp giữa rủi ro thị trường (từ các yếu tố thị trường thông thường như chu kỳ kinh doanh, chốt lời ngắn hạn...) và rủi ro cơ bản (dịch bệnh, phục hồi tăng trưởng, bầu cử, không có gói kich thích kinh tế mới...) khiến xu hướng thị trường trở nên khó đoán định.
Đối với thị trường Việt Nam, xu hướng tăng liên tục từ đầu tháng 8 đến hết tháng 10 là rất bất thường, vì ít nhất trong 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ VN-Index lại tăng liên tục kéo dài nhiều tháng như vậy mà không có tối thiểu một nhịp điều chỉnh xen kẽ với cường độ ít nhất là 2%. Thực tế này thể hiện đà tăng rất mạnh của thị trường đồng thời giúp nhà đầu tư kiếm lời liên tục. Hệ quả trực tiếp của tình trạng này là nhà đầu tư quá lãi, thậm chí lãi bất ngờ, nên nhu cầu hiện thực hóa lợi nhuận rất mạnh. Sau khi chốt lời, tâm lý hài lòng và muốn bảo toàn thành quả lại khiến nhu cầu mua lại cổ phiếu không còn bức thiết.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ (màu đen) đang có nguy cơ tạo mô hình 2 đỉnh giảm giá đầu tháng 9, trong khi VN-Index (màu vàng) mới chỉ bắt đầu điều chỉnh từ tuần cuối tháng 10. |
Mức thanh khoản rất cao trong chu kỳ tăng 3 tháng qua đã xác nhận tâm lý hưng phấn: Trong tháng 8, giá trị khớp lệnh bình quân của hai sàn đạt 4.878 tỷ đồng/phiên thì sang tháng 9 đạt 6.192 tỷ đồng/phiên và trong tháng 10 đạt 7.981 tỷ đồng/phiên. Tốc độ gia tăng thanh khoản này còn cao hơn cả thời kỳ tháng 5, tháng 6 vừa qua. Với mức thanh khoản rất lớn và thị trường tăng liên tục, nhà đầu tư dễ rơi vào trạng thái phởn phơ và chủ quan vì xu thế đi lên tưởng như không thể đảo ngược được.
Kết quả kinh doanh tốt, việc kiềm chế dịch bệnh thành công, tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự kiến là những yếu tố củng cố tâm lý này. Trong khi đó thực tế thị trường hoàn toàn tăng dựa trên yếu tố dòng tiền đầu cơ ở một thời điểm.
Không một xu thế tăng nào trên thị trường có thể kéo dài mãi mà không giảm, bất kể là dòng tiền lớn đến đâu. Ngay giai đoạn thanh khoản khổng lồ hồi quý 1/2018 khi VN-Index vượt 1.200 điểm, không mấy người nghĩ rằng sức mạnh như vậy lại tiêu biến và thị trường đạt đỉnh rồi rớt mạnh. Nếu có điều gì tuyệt đối đúng thì là thị trường luôn đạt đỉnh khi tâm lý nhà đầu tư hưng phấn nhất và thanh khoản lớn nhất.
Ở thời điểm hiện tại, thông tin trong nước không có gì đặc biệt hay tiêu cực, nhưng cũng chính vì thế các yếu tố bên ngoài có thể sẽ được chú ý thái quá. Kết quả bầu cử Mỹ có thể gây tác động mạnh lên thị trường chứng khoán nước này và cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến tất cả các thị trường khác. Một tín hiệu suy yếu về thanh khoản trong những ngày tới sẽ rất đáng chú ý, vì như vậy nhà đầu tư nào thoát ra được cũng sẽ chấp nhận đứng ngoài quan sát trong thời điểm nhạy cảm /.
Trọng Nghĩa