【aegoal nhận định】Nâng cao trách nhiệm của người thầy
Hiện nay,ệmcủangườithầaegoal nhận định bên cạnh những học sinh chăm ngoan, học giỏi thì vẫn còn có một bộ phận các em đang có những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức như bỏ tiết, mất trật tự, không chịu học bài; nặng hơn là nói dối, không vâng lời thầy cô, ăn mặc phản cảm, đánh nhau và yêu đương quá sớm. Để gắn việc dạy chữ đi đôi với dạy người, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên đã có những cách làm thiết thực để giáo dục đạo đức học sinh.
Giáo viên gần gũi, quan tâm học sinh hơn sẽ giúp các em tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Điển hình như thầy Sơn Ra Thi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vị Thủy 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, với việc đưa vào nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao công tác chủ nhiệm”, “Làm thế nào giáo dục học sinh cá biệt”, “Một số biện pháp duy trì sĩ số”… trong nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nhà trường. Thầy Sơn Ra Thi chia sẻ: “Học sinh ngày nay vì nghiện game mà bỏ bê việc học. Nhiều em còn quên cả ăn ngủ chứ nói gì đến học hành. Vì vậy, ban giám hiệu nhà trường phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đề ra nhiều giải pháp để nâng cao đạo đức các em. Đặc biệt, luôn quan tâm giáo dục, cảm hóa học sinh cá biệt. Để thực hiện tốt, tôi và các giáo viên trường đặt ra kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện bản lĩnh trong quá trình dạy học, chuẩn mực về đạo đức tác phong, gương mẫu trong sinh hoạt, giao tiếp… bản thân phải làm gương trước để các em noi theo”. Cụ thể: nếu năm học 2011-2012 có đến 25 trường hợp học sinh nghỉ học thì đến nay, công tác duy trì sĩ số được đảm bảo, con số nghỉ học là 0; 100% học sinh đạt tiêu chí phẩm chất.
Còn đối với cô Trần Thị Thúy Hằng, giáo viên Trường THCS Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, từ việc xem các em học sinh như những đứa con của mình, gần gũi chia sẻ từng tâm sự của các em mà cô đã góp phần thay đổi nhận thức của các em, giúp các em tích cực hơn trong học tập để vươn lên khẳng định giá trị bản thân. Cô nói: “Do trường còn ở vùng sâu, điều kiện kinh tế của phụ huynh các em còn nhiều khó khăn, nên cái khó của chúng tôi trong công tác chủ nhiệm không phải là giáo dục học sinh chưa ngoan, mà là làm sao giúp các em vượt qua đói nghèo để không bỏ học”. Cô chia sẻ: Từ khi nhà trường thực hiện mô hình “Viếng thăm nhà học sinh” từ năm học 2012-2013 đến nay, số lượng học sinh cá biệt giảm đáng kể, các em học sinh chăm ngoan và chú tâm hơn đến việc học hành. Cụ thể: nếu như năm học 2011-2012, trường có trên 30 em học sinh cá biệt, chiếm hơn 10% học sinh toàn trường, thì nay số lượng học sinh cá biệt giảm chỉ còn hơn 2%. Tỷ lệ hạnh kiểm tốt, học lực giỏi cũng tăng lên đáng kể. Ông Lương Hùng Xứng, phụ huynh học sinh trường không giấu nổi niềm vui trước những thay đổi của con mình: “Trước đây, con tôi không ngoan, thường hay cúp cua, nghỉ học. Tôi không bao giờ dám nghĩ con có thể học xong lớp 9. Cũng nhờ nhà trường cùng với những thầy cô quan tâm, giúp đỡ mà con tôi đã thay đổi và đã học tốt hơn. Chính thầy cô đã mở ra cho con tôi tương lai xán lạn”.
Các giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm cầu nối cho nhà trường và gia đình hiểu, quan tâm hơn đối với các em học sinh, mà chính các cô đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của học sinh, để các em nhận thức được những điều chưa tốt trong đạo đức của mình để vươn lên học tốt, làm người tốt. Em Thái Hùng Cường, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Minh Quang, thị xã Ngã Bảy, bộc bạch: “Nếu không có giáo viên chủ nhiệm lớp giúp đỡ, có lẽ em không chú tâm học hành như hiện nay. Trước đây, do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, em chỉ chú tâm làm sao kiếm tiền để lo hai bữa cơm cho gia đình nên thường đi học trễ về rất sớm, trên lớp thường hay ngủ gục… nhưng nhờ thầy cô quan tâm, giúp em cách sắp xếp thời gian khoa học mà nay em đã thay đổi bản thân mình. Em muốn học thật tốt để sau này thay đổi cuộc sống nghèo khó của em”.
Không chỉ là một người cha, người mẹ thứ hai của các em, các giáo viên chủ nhiệm còn là người bạn chân thành sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của các em. Cô Đặng Thị Mỹ Chi, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Chỉ có làm công tác chủ nhiệm bằng cái tâm yêu nghề, mến trẻ và tính linh hoạt không quá cứng nhắc, khuôn khổ thì mới hiểu được các em. Từ đó gần gũi, quan tâm hỗ trợ các em vươn lên trong học tập. Tôi nghĩ không có học sinh nào xấu, chỉ cần mình yêu thương, quan tâm học sinh thật lòng thì các em sẽ thay đổi, hoàn thiện nhân cách mình hơn”. Vì thế, những buổi sinh hoạt lớp của cô Chi luôn rộn ràng tiếng cười, bởi cô luôn tạo được sự thoải mái và thích thú trong từng tiết sinh hoạt bằng các hoạt động như: tổ chức trò chơi, đố vui có thưởng, văn nghệ đầu giờ…
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những việc làm quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có đức có tài cho đất nước. Từ tầm quan trọng đó, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường tăng cường giáo dục đạo đức học sinh bằng việc tích hợp các môn: giáo dục công dân, ngữ văn, lịch sử… hay các buổi dã ngoại hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hy vọng, với việc nâng cao trách nhiệm của người thầy cùng với những cách làm thiết thực, các em học sinh sẽ ngày càng hoàn thiện nhân cách mình hơn, tránh xa những tệ nạn xã hội đang rình rập.
Bài, ảnh: CAO OANH
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/944e798697.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。