Tại họp báo thường kỳ quý III ngày 27/9,ĐềxuấtgiảmthuếthunhậpvớibáochíxuốngBộTàichínhsẽxemxéxem bongs ddas truc tuyen ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), thông tin liên quan đến đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp10% cho tất cả loại hình báo chí. Tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định mức thuế suất phổ thông với các cơ quan báo chí là 20% (trừ hoạt động báo in được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi ở mức 10%). Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi đang được Bộ Tài chínhlấy ý kiến, Bộ này đề xuất bổ sung hoạt động báo chí, bao gồm cả quảng cáo trên báo nói chung thay vì chỉ hoạt động báo in như hiện nay thuộc ngành, nghề được áp dụng thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế được Bộ này đề xuất là 15%, giảm 5% so với hiện hành. Riêng với báo in, mức thuế tiếp tục được đề xuất áp dụng là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông sau đó đã có đề xuất thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế. Nguồn thu của báo chí dựa vào quảng cáo. Nhưng sự phát triển công nghệ, nhất là truyền thông xã hội, mạng xã hội phát triển bùng nổ dẫn đến nguồn thu từ quảng cáo của báo chí sụt giảm mạnh. Trước tình hình nguồn thu của hoạt động báo chí không còn nhiều do suy giảm nguồn thu từ hoạt động báo in cũng như nguồn thu từ hoạt động quảng cáonói chung, việc hạch toán riêng các nguồn thu để kê khai, nộp thuế… ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan báo chí. Mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trong buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi cũng nêu ra đề xuất mức thuế chung với báo chí là 10%. Trước ý kiến nêu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nói Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến và xem xét, cân nhắc ưu đãi thuế ở mức phù hợp, hỗ trợ cho cơ quan báo chí. "Bộ sẽ lắng nghe, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện dự thảo", ông đưa ra ý kiến. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông cho biết báo chí Việt Nam đang ở trong "thách thức kép". Một mặt, khó khăn kinh tế khiến các báo tiếp tục vật lộn tìm kiếm doanh thu. Một mặt khác, cũng giống như thế giới, mạng xã hội có ảnh hưởng ở Việt Nam là Facebook đang từng bước "quay lưng" với báo chí. Lượng truy cập từ Facebook "dẫn link" - tức đưa độc giả đến báo điện tử - đang giảm xuống. Điều này kéo theo doanh thu từ quảng cáo sẽ tiếp tục đi xuống. Với dự báo kinh tế chung còn khó khăn, không chỉ trong năm nay mà cả năm tới, tình hình kinh doanh từ doanh nghiệp chưa được cải thiện, đồng nghĩa nguồn thu quảng cáo vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề căng thẳng. Trong khi đó, trong ngắn hạn, nguồn thu quảng cáo từ mạng xã hội cũng khó khăn. Ông Đồng đánh giá cao nỗ lực tìm cách hỗ trợ các cơ quan báo chí trong thời điểm cực kỳ khó khăn hiện nay của Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo chí cách mạng Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước; kênh thông tin truyền thông của Nhân dân và đóng vai trò đặc biệt quan trọng với hệ thống chính trị. "Sự suy yếu của hệ thống báo chí chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Do đó, gỡ khó về ngắn hạn, tìm ra hướng đi giúp báo chí hoạt động kinh tế bền vững về dài hạn là yêu cầu bắt buộc", ông Đồng nói. Trong ngắn hạn trước mắt, nếu những vướng mắc đến từ quy định về cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí mà Bộ Thông tin và Truyền thông nêu được giải quyết sẽ tạm thời giảm nhẹ khó khăn cho nhiều tờ báo, đặc biệt đối với nhóm báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thu từ đặt hàng nhiệm vụ truyền thông, giảm nhẹ gánh nặng thuế - dù không quá lớn, nhưng rất quý giá trong giai đoạn báo chí "khủng hoảng" nguồn thu như hiện nay. Về dài hạn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông nhận định báo chí có những lợi thế cạnh tranh cốt lõi, đó là thông tin đáng tin cậy, là chiều sâu thông tin - những lợi thế mà không loại hình truyền thông nào có được. Đó là "tài sản" quý giá nhất để báo chí "sống" và tiếp tục phát triển trong chặng đường dài sắp tới. |