【keo malaisia】Cán đích chất lượng phổ cập giáo dục

Sau quá trình phấn đấu,đchchấtlượngphổcậpgiodụkeo malaisia nỗ lực, tỉnh Hậu Giang đã được Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất trình Bộ trưởng công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) mức độ 3. Đây là mức độ cao nhất và là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long đạt được mức độ này.

Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tại Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Châu Thành A.

Sẽ là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông đạt chuẩn mức độ 3

Năm 2005, Hậu Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 1; đến năm 2015 được nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 và năm 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3. Hậu Giang sẽ trở thành tỉnh thứ 16 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long có vinh dự này.

PGS.TS Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận định: “Về cơ bản, Hậu Giang đã cán đích PCGDTH mức độ 3 chất lượng. Đạt được kết quả này không chỉ là niềm vinh dự của tỉnh mà của cả ngành giáo dục nước nhà. Những chỉ tiêu, tỷ lệ các tiêu chuẩn cần đạt của tỉnh đều vượt hoặc tương đương với cả nước, đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Tôi ấn tượng với tỷ lệ giáo viên cấp tiểu học vượt chuẩn của tỉnh, phòng lớp trang thiết bị được đầu tư ngày càng hiện đại, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cao, công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, hỗ trợ hết lòng… Tất cả đều vì mục tiêu, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được đến trường”.

Được chứng kiến học sinh vui chơi hè bổ ích với các môn như đá cầu, cờ vua, các trò chơi dân gian ngay tại Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Châu Thành A, ông Phan Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề - Ban Tuyên giáo Trung ương, chia sẻ: “Ngành giáo dục và đào tạo Hậu Giang đã và đang làm rất tốt công tác chăm bồi tài năng cho các em học sinh ngay khi còn ở cấp tiểu học. Việc quan tâm, tạo điều kiện để các em tiếp cận với phương pháp học tập hiện đại, học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, tạo sự phấn khởi và ham thích đến trường hơn. Tôi thấy mừng vì các trường đã khai thác khá hiệu quả các phòng chức năng được trang bị. Phụ huynh quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con em, đó là những tín hiệu vui, là nền tảng vững vàng để giáo dục Hậu Giang từng bước vươn lên khẳng định chất lượng dạy học”.

Duy trì và phát triển mức độ 3 bền vững

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Kết quả đạt được trong công tác PCGD tiểu học mức độ 3 ở các đơn vị huyện nói riêng, trong toàn tỉnh nói chung là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương và cả sự đồng thuận của Nhân dân. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng hệ thống trường lớp, cải thiện cơ sở vật chất theo hướng kiên cố và hiện đại hóa, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên bảo đảm về số lượng, cơ cấu, có trình độ chuyên môn cao, tận tụy, tâm huyết với nghề”.

Để công tác PCGDTH duy trì kết quả bền vững, điểm quan tâm mà các địa phương đang tập trung thực hiện là tiếp tục rà soát, củng cố Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các xã, phường, thị trấn. Trọng tâm là hỗ trợ các xã có nguy cơ vỡ chuẩn. Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Nhiệm vụ đặt ra cho huyện là tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân về công tác PCGD và xóa mù chữ dưới nhiều hình thức. Nhất là việc dồn ghép các điểm trường lẻ về điểm chính phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm mọi người dân đều được đi học”.

Dưới góc độ địa phương, ông Tống Huy Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, đề xuất: “Tôi đề nghị các huyện cũng nên đưa nội dung này vào chỉ tiêu nghị quyết hàng năm để làm cơ sở cho địa phương thực hiện tốt hơn nữa, để PCGD ngày càng bền vững. Chủ động rà soát cập nhật danh sách từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận động học sinh ra lớp...”.

PCGD, xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Thành công của việc hoàn thiện các tiêu chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3 sẽ là cơ hội mới cho giáo dục tiểu học ngày càng phát triển.

Để chất lượng PCGDTH luôn bền vững

- Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Hậu Giang xuất phát điểm là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn. Vì thế tỉnh luôn xác định, không có con đường nào để tỉnh đi lên con đường giáo dục. Tỉnh đã có 2 nghị quyết riêng dành cho giáo dục, lãnh đạo tỉnh đã luôn tranh thủ để tìm mọi sự đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục tỉnh nhà. Hoàn thành PCGDTH mức độ 3 sẽ là nền tảng vững chắc để giáo dục Hậu Giang ngày càng vươn tầm phát triển. Tỉnh sẽ luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chất lượng PCGDTH luôn bền vững. Ngành giáo dục và đào tạo đã xây dựng xong Đề án sắp xếp hệ thống trường lớp giai đoạn 2019-2020, giai đoạn 2020-2025. Việc thực hiện đề án này sẽ mở ra nhiều cơ hội để học sinh học tập trong môi trường hiện đại chất lượng hơn”.

 

Điều kiện quan trọng để đạt chuẩn mức độ 3

- Hiện 100% giáo viên tiểu học trong toàn tỉnh đạt chuẩn và có trên 88,36% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Toàn ngành cũng đã có 97/167 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 82,6%, trong đó có 2 trường đạt chuẩn mức độ 2, phòng học kiên cố đạt tỷ lệ trên 49%, phòng bán kiên cố chiếm tỷ lệ hơn 48%, tỷ lệ phòng học/lớp là 0,9. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 hàng năm huy động đều đạt 100%. Công tác duy trì sĩ số cuối năm học năm đạt từ 99,7-99,9%, 76/76 xã đạt tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 3; 8/8 huyện đạt tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 3… Đây là những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả PCGD tiểu học mức độ 3 của ngành giáo dục.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

Cúp C2
上一篇:TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
下一篇:Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ