【kết quả celtic】Ươm mầm tri thức cho trẻ vùng sâu

Báo Cà Mau(CMO) Do cách xa điểm chính, việc đi lại còn khó khăn, đặc biệt đối với những nơi chưa có lộ giao thông nên nhiều điểm lẻ của các trường tiểu học vẫn duy trì hoạt động. Ươm mầm ước mơ tri thức cho những đứa trẻ vùng sâu đang rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội.

Chung tay vì điểm lẻ

Nằm khuất sau hàng vú sữa nên người lạ mới đến Xóm Lá ít ai nhìn thấy căn nhà lá đơn sơ của cô Tám Hồng (Phạm Thị Hồng, ấp Tân Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi), còn bên cạnh hàng vú sữa xanh um là 2 phòng học mới được sơn sửa lại. Điểm trường Xóm Lá là điểm lẻ của Trường Tiểu học Ngọc Chánh, cách điểm chính hơn 3 km. Tuy chỉ có 2 phòng học và dạy từ lớp 1 đến lớp 4 nhưng điểm lẻ này đã duy trì hoạt động từ rất lâu.

Đường đến trường của học sinh điểm trường Xóm Lá đỡ vất vả từ khi có con lộ khang trang.

Hỏi cô Tám hiến đất xây trường từ lúc nào, cô không nhớ được vì đã quá lâu. Cô chỉ biết từ lúc cha cô còn sống và trước khi cô có chồng, tính ra cô Tám đã lập gia đình hơn 40 năm chớ đâu phải ít. Cha truyền con nối, đến ngày hôm nay tinh thần vì xã hội, vì lợi ích cộng đồng đó vẫn được vợ chồng cô Tám Hồng gìn giữ và trân trọng.

Bà Phạm Thị Hồng vui mừng bên ngôi trường mà gia đình bà hiến đất xây dựng được thay áo mới.

Người phụ nữ đã 70 tuổi vẫn mong: “Vợ chồng tôi đang xin nhà trường xây thêm một phòng học mẫu giáo, nếu được tôi sẵn sàng hiến thêm phần đất để xây dựng trường. Nhìn mấy đứa nhỏ đến trường được học tập rồi lên lớp, có được giấy khen, vợ chồng tôi mừng lắm, thấy việc làm của mình càng thêm ý nghĩa”.

Là người chứng kiến sự thay đổi của trường từ những ngày còn cây lá tạm bợ, giờ đây đã được đầu tư xây dựng cơ bản, có lẽ cũng giống như những đứa học trò ở xóm, cô Tám vui mừng và hạnh phúc.

Không riêng điểm trường Xóm Lá, xã hội hoá giáo dục đã lan toả rộng khắp, từ các bậc phụ huynh cho đến các tổ chức xã hội.

Điểm trường Kênh Cạn, thuộc Trường Tiểu học Khánh Bào được đầu tư sửa chữa khang trang nhưng bàn ghế đã xuống cấp.

Thầy Ngô Quang Be, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Bào (xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi), thông tin: “Trường có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ, trung bình mỗi năm trường vận động phụ huynh học sinh đóng góp gần 60 triệu đồng. Số tiền này được đầu tư mua sắm các trang thiết bị như bóng đèn, quạt gió, đặc biệt là tại các điểm lẻ. Sự chung sức đó giúp giáo viên chúng tôi có thêm động lực tận tuỵ với nghề”.

Thương lắm những người thầy

Tâm tình với chúng tôi, thầy Phan Thanh Trọng, giáo viên phụ trách điểm lẻ Xóm Lá cứ nhắc đi nhắc lại mấy lần: “Điểm trường này có tới 2/3 học sinh nghèo, đặc biệt rất nhiều học sinh đồng bào dân tộc. Ngày trước vận động phụ huynh cho con em đến trường đâu phải dễ, giờ thì đỡ hơn nhiều”.

Bắt đầu hành trình gieo con chữ cách đây 15 năm tại điểm trường Xóm Lá cho đến ngày hôm nay, thầy Trọng cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì còn bám trụ được với nghề, bởi lẽ ngày trước không ít thanh niên trang lứa với thầy vì chịu không được khó khăn với đồng lương ít ỏi đã bỏ nghề.

Không phải ngẫu nhiên người ta lại có nhiều mỹ từ về nghề giáo như: “Nghề cao quý nhất trong các nghề”, là “Người lái đò thầm lặng”, là “Kỹ sư tâm hồn”… để nói về nghề giáo. Từ rất xưa, vai trò của người thầy đã được khẳng định rất rõ và vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Cho đến ngày hôm nay, dù có những thăng trầm khác nhau, trong điều kiện và hoàn cảnh còn khó khăn nhưng với nghị lực và tâm huyết, họ đã ươm mầm và nuôi dưỡng không biết bao nhiêu ước mơ, hoài bão, đặc biệt là đối với những đứa trẻ ở các vùng nông thôn nghèo.

“Ngày mới về trường cây lá lụp xụp, học trò đi học thấy thương lắm, còn mình đi dạy phải bằng xuồng chèo, rồi sau đó chuyển qua chạy xuồng máy, khoảng 2 năm nay có con lộ nên đường đến trường của thầy và trò bớt vất vả. Giờ nhìn ngôi trường lá mình gắn bó đã thay áo mới, được kiên cố và sạch sẽ, mình chỉ còn biết đem hết khả năng và tâm huyết để phục vụ nghề”, thầy Trọng bộc bạch.

Đối với lực lượng giáo viên trẻ, năng động, việc trở về làm việc tại vùng sâu, vùng xa là điều mà họ hết sức cân nhắc. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ vẫn quyết định gắn bó ở đây. Cô Phạm Phương Diệu, giáo viên môn Tiếng Anh điểm lẻ Xóm Lá là một trong những trường hợp điển hình.

Vừa tốt nghiệp cao đẳng, cô Diệu được phân công về điểm lẻ Xóm Lá công tác, cô phụ trách cả 3 điểm lẻ và điểm chính của trường. Khoảng cách từ nhà tới điểm lẻ Xóm Lá là xa nhất, đến 10 km. Với cô sinh viên mới ra trường, nhìn 2 phòng học ọp ẹp, cô Diệu không khỏi hụt hẫng: “Ai cũng muốn làm việc trong điều kiện tốt nhất, nhưng ở đâu công việc cũng có cái hay riêng. Giờ công việc đã ổn định, quen trường, quen lớp, học trò ở quê có cái chân chất, thật thà và thiếu thốn nhiều thứ, thấy thương lắm”.

Năm học mới đã đến, để có những nụ cười hồn nhiên trong niềm vui hân hoan đến trường của các em học sinh là nhờ sự góp sức, chung tay của cộng đồng xã hội. Đó là những quyển tập mới hay chiếc xe đạp… của các nhà hảo tâm trao tặng, là những tấm lòng thơm thảo như cô Tám Hồng, là sự tận tuỵ, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm của những “người lái đò thầm lặng” như cô Diệu và thầy Trọng…

Kim Chi

Năm học 2017-2018, huyện Đầm Dơi có 72 trường (32 trường đạt chuẩn quốc gia) và 86 điểm lẻ. Ông Võ Lợi, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi, cho biết: “Chuẩn bị cho năm học mới, huyện đã tập trung sửa chữa những điểm trường xuống cấp. Bên cạnh đó, sẽ sắp xếp lại mạng lưới trường lớp cho hợp lý để nâng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc sáp nhập điểm lẻ với điểm chính của cấp tiểu học là việc làm cần có lộ trình chứ không thể tiến hành vội vàng".

 

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
下一篇:Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ