TheươngláiTrungQuốcngừngmuarắnđộtngộket qua bồ đào nhao tin tức từ Zing News, ông Đặng Thành Trung, Chủ tịch Hội nông dân xã Thoại Giang cho biết, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi rắn hổ hèo. Hiện giá của loài này đang đứng ở mức thấp và rất khó tìm đầu ra. Nguyên nhân chính, theo chia sẻ của ông Trung, là trước đây, loài rắn này được thương lái Trung Quốc gom mua, xuất bán rất mạnh sang Trung Quốc nên cung không đủ cầu, giá liên tục tăng khiến nông dân ồ ạt thả nuôi.
Song thời gian gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường này nữa, dẫn đến tình trạng giá giảm không phanh. Cũng theo ông Trung, gần 2 năm nay, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn, dẫn đến cung vượt cầu.
Được biết, xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là khu vực nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, nhiều hộ “hốt bạc”, còn hiện tại không ít người lâm cảnh lao đao khi bán rắn không đủ trả chi phí.
Cả trang trại rắn của nông dân miền Tây hiện không biết "đi đâu về đâu". Ảnh: Zing News
Điều đáng nói hơn chi phí đầu tư ngày một tăng cao mà thương lái lại “mất tăm”. Theo các hộ nuôi rắn, để đạt trọng lượng trên 3 kg/con, hộ nuôi phải bỏ thời gian chăm sóc từ 2,5-3 năm. Chi phí để nuôi 1 kg rắn hổ hèo không dưới 500.000 đồng, nhưng rắn càng lớn lượng thức ăn càng nhiều, nên nếu đến thời điểm bán mà phải neo lại thì chi phí càng tăng mạnh.
Đối với loại rắn 3-5 kg/con, phải bán với mức giá 700.000 đồng/kg người nuôi mới có lãi. Trưởng ấp Tây Bình, xã Thoại Sơn cho biết, mới năm trước, riêng ấp này đã gần chục hộ nuôi rắn, nhưng hiện tại chỉ còn lại vài người, do loài này đang bí đầu ra và rớt giá mạnh.
Còn nhớ trước đó, ngư dân Khánh Hòa bị một phen lao đao khi thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua rong mơ. Báo Đất Việt đưa tin, mùa thu hoạch rong mở kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, tuy nhiên từ năm 2010, các thương lái Trung Quốc thường mua nhiều rong mơ vào tháng 2 nên không ít người dân đã thu hoạch rong non để bán cho họ, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loại rong này.
Rong mơ của người dân Khánh Hòa cũng phải đắp đống do Trung Quốc ngừng mua. Ảnh: TTO
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, năm 2014 Trung Quốc dần hạn chế mua rong mơ, rồi cả tháng 5/2014 hầu như không mua sản phẩm này nữa.Tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh trong nước là vấn đề gây bức xúc.
Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho hay, hiện tượng này đã được Bộ kiểm soát và không còn xuất hiện nữa. Tuy nhiên, khoảng đầu tháng 6, báo chí phản ánh tình trạng người dân miền biển các tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang… ồ ạt “vét biển” để tìm nguồn banh lông, bán cho thương lái Trung Quốc rồi phải nhận thua "đau đớn".
Vẫn bài học cũ, sau khi đẩy giá con banh lông với giá “khủng” 1-2 triệu/kg thì nay, tại Kiên Giang, giá của sản phẩm này chỉ còn bằng 1/10.Nhiều người dù không hiểu gì về giá trị con banh lông, nhưng do lợi nhuận đã mạo hiểm dồn hết tất cả vốn liếng để chuyển đổi sản xuất, tập trung vào việc khai thác banh lông bán cho thương lái Trung Quốc. Để rồi khi thị trường đang trong cơn sốt ảo, họ “vô tình” biến mất, để lại những khoản nợ khổng lồ cho người dân.
Thái Hà
Chi 1000 tỷ đồng cho KH-KT nông nghiệp, sao nông dân vẫn thấy giậm chân tại chỗ?