(HG) - Đây là mục tiêu trong năm 2021,ậptrungđẩymạnhchuyểnđổisốtrnđịabntỉbong da wap keo được ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề ra cho ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành TT&TT, vừa được tổ chức vào ngày 13-1. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh yêu cầu, trong thời gian tới, Sở TT&TT cần khẩn trương triển khai tốt các nội dung, hạng mục trong Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, thực hiện chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021- 2025. Tiếp tục phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Chỉ đạo định hướng công tác quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của tỉnh trên các báo chí Trung ương và địa phương. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in - phát hành và các cổng/trang thông tin điện tử theo quy định; hỗ trợ phòng văn hóa - thông tin và đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền. Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng cần thiết cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân về chuyển đổi số, chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Tăng cường trao đổi, hợp tác với các tổ chức quốc tế như KOICA, JICA tranh thủ về chuyên môn, tài chính cho tỉnh trong xây dựng Chính quyền điện tử. Đảm bảo tối thiểu 60% số hồ sơ phát sinh trực tuyến mức độ 3, 4; hoàn thiện các thành phần, chức năng của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC) trong quý II năm 2021... Ông Lã Hoàng Trung (thứ 4 từ trái sang), Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, trao thẻ nhà báo cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên Báo Hậu Giang. Theo báo cáo trong năm 2020, ngành TT&TT đã thực hiện được một số kết quả nổi bật như: tham mưu xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh, chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang 2020-2025; khai trương và vận hành thí điểm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC); triển khai nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu bộ, ngành tỉnh (LGSP); triển khai ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia tại tỉnh Hậu Giang (PlayGov)… Về tình hình hoạt động của ngành TT&TT: hiện có 12 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động, 100% xã có điểm phục vụ bưu chính, số xã có báo đọc trong ngày là 51. Toàn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp viễn thông, internet và truyền hình trả tiền. 100% xã có hạ tầng thông tin di động phủ sóng với 939 trạm BTS (tăng 33 trạm so với năm 2019). Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 92,7 thuê bao di động/100 dân; 12,2 thuê bao internet băng rộng/100 dân. Đã cung cấp 235 dịch vụ công mức độ 3; 166 dịch vụ công mức độ 4; cấp 9.391 tài khoản hệ thống thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh và tài khoản hệ thống xác thực tập trung sử dụng cho các hệ thống thông tin dùng chung. Toàn tỉnh có 3 cơ quan báo chí, 4 văn phòng đại diện, 8 cơ sở in, 23 cơ sở phát hành xuất bản, 8 đài truyền thanh cấp huyện, thị xã, thành phố… Dịp này, có 12 lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên đang công tác tại Báo Hậu Giang được cấp thẻ nhà báo. Tin, ảnh: AN NHIÊN |