您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【trực tuyến hôm nay】Đồng bằng sông Cửu Long: Để vụ lúa Hè thu thắng lợi

Nhận Định Bóng Đá6592人已围观

简介Những ngày này, nông dân các tỉnh ĐBSCL khẩn trương gieo sạ vụ l&ua ...

Những ngày này,ĐồngbằngsngCửuLongĐểvụlaHthuthắnglợtrực tuyến hôm nay nông dân các tỉnh ĐBSCL khẩn trương gieo sạ vụ lúa Hè thu năm 2018. Điều thuận lợi hiện nay là tình hình xuất khẩu gạo khởi sắc và giá lúa trong nước dao động ở mức cao, đảm bảo cho nông dân có lãi khá...

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long chăm sóc lúa Hè thu sớm.

Nông dân phấn khởi

Hậu Giang là một trong những địa phương sản xuất vụ Hè thu khá sớm ở ĐBSCL. Ông Nguyễn Thanh Hòa, ở ấp 3, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Vụ lúa Đông xuân vừa rồi gia đình tôi canh tác 2ha và bán sớm cho thương lái với giá 5.200-5.300 đồng/kg. Tới thời điểm thu hoạch thì giá lúa tăng cao và thương lái thống nhất nâng giá thu mua lúa tươi (loại thường) tại ruộng lên 5.500 đồng/kg. Toàn bộ 2ha sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi còn lời khoảng 45-50 triệu đồng. Do lúa được giá nên sau khi thu hoạch xong vụ Đông xuân thì tôi thuê máy xới làm đất và giữa tháng 3-2018 đã xuống giống lúa Hè thu, với hy vọng tiếp tục trúng mùa, trúng giá”.

Ông Nguyễn Văn Mách, ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tâm sự: “Thông thường thì ngành nông nghiệp khuyến cáo thời gian cách ly sản xuất giữa 2 vụ tối thiểu 3 tuần nhằm tiêu diệt mầm bệnh, giảm nguy cơ ngộ độc hữu cơ… Thế nhưng, do giá lúa đang cao nên ai cũng nhanh chóng xuống giống vụ Hè thu cho sớm. Thấy nhà nào cũng làm, thế là gia đình tôi vừa cày xới đất, vừa ngâm giống để gieo sạ vụ Hè thu vào giữa tháng 3...”.

Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết vụ lúa Đông xuân 2017-2018 toàn tỉnh sản xuất gần 78.000ha, năng suất 7,7 tấn/ha; trong đó có 3.335ha thực hiện theo mô hình cánh đồng lớn được nhiều doanh nghiệp bao tiêu. Nhờ lúa được giá cao từ 5.500-7.500 đồng/kg (tùy chủng loại) nên hầu hết nông dân có lãi. Kế hoạch vụ Hè thu này toàn tỉnh xuống giống hơn 76.800ha, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 và sẽ thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8. Đối với những vùng có nguy cơ bị xâm nhập mặn sẽ xuống giống vào đầu mùa mưa nhằm tránh trường hợp lúa bị thiệt hại. Tỉnh cũng khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên và những giống có khả năng chống chịu khô hạn, xâm nhập mặn như: OM 5451, OM 4218, OM 4900, Đài Thơm 8…

Tại Vĩnh Long, nhiều nông dân cũng đẩy mạnh xuống giống lúa Hè thu. Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, diện tích sản xuất lúa Hè thu 2018 khoảng 53.000ha, năng suất ước 5,6 tấn/ha, sản lượng thu về 297.000 tấn. Thời vụ xuống giống chia làm 3 đợt, bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc trong tuần đầu tháng 6. Tỉnh khuyến cáo nông dân sử dụng 80% giống lúa chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu đang tăng. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, vụ Hè thu năm 2018, toàn tỉnh xuống giống khoảng 190.000ha, dự kiến năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, sản lượng hơn 1,1 triệu tấn. Lịch xuống giống chia thành 2 đợt, bắt đầu vào đầu tháng 3 và kết thúc vào tuần đầu tháng 4-2018. Trên kế hoạch lịch thời vụ, tùy theo thực tế từng huyện và tình hình rầy nâu di trú mà có thể điều chỉnh phù hợp, nhưng phải gieo sạ tập trung, đồng loạt nhằm hạn chế dịch bệnh gây hại.

Đảm bảo đạt 9,3 triệu tấn lúa Hè thu

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận định, trong vụ lúa Đông xuân 2017-2018, vùng ĐBSCL xuống giống hơn 1,6 triệu héc-ta, tăng 61.870ha, năng suất đạt 67,01 tạ/ha; sản lượng hơn 10,7 triệu tấn… Tại ĐBSCL, nông dân sản xuất giống lúa thơm, đặc sản đạt 31,34%; lúa chất lượng cao đạt 32%; lúa thường 17,20%; nếp 9,8%; còn lại là các giống khác… Cơ cấu giống như trên về mặt tỷ lệ có phần đáp ứng yêu cầu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhất là giống lúa thơm, đặc sản tăng hơn 6% phục vụ tốt nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều đáng mừng là giá lúa vụ Đông xuân này dao động ở mức cao, bình quân khoảng 5.300-6.200 đồng/kg (tùy loại giống), nông dân có lãi khá (khoảng 25-40 triệu đồng/ha).

Thêm khởi sắc là xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm tăng khá trên nhiều mặt. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2018 các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 842.000 tấn gạo, giá trị 413 triệu USD. Hiện giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam được chào bán từ 425-430 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 20 USD/tấn; trong khi đó giá gạo thơm bán giá khoảng 600 USD/tấn, nếp 525 USD/tấn… Với tình hình thuận lợi trên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo năm 2018 ước đạt khoảng 6,5 triệu tấn, tăng khoảng 700.000 tấn so với năm 2017. Điều này tạo tâm lý phấn khởi cho vụ Hè thu 2018.

Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2018, các tỉnh vùng ĐBSCL sản xuất hơn 1,65 triệu héc-ta lúa Hè thu, sản lượng ước đạt hơn 9,3 triệu tấn lúa, tăng hơn 274.000 tấn so cùng kỳ. Ngoài những mặt tích cực về giá lúa gạo tăng cao thì các địa phương cần bố trí lịch thời vụ hợp lý để né hạn, mặn, dịch bệnh; đồng thời tính toán không ảnh hưởng cho vụ Thu đông và vụ mùa 2018. Các giống lúa như OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 7347, OM 4218… là những giống chủ lực cho vụ Hè thu. Từ các giống trên mà tùy theo các tiểu vùng sinh thái để chọn lựa sản xuất phù hợp; trong đó vùng bị ảnh hưởng mặn thì cần sử dụng giống cực ngắn ngày và bố trí thời vụ né mặn đỉnh cao khi lúa vào giai đoạn trổ bông. Tổng cục Thủy lợi cho biết, dự báo trong tháng 3-2018, mặn xâm nhập vào trong nội địa, vùng cách biển từ 25-35km bị mặn thường xuyên với nồng độ khoảng 4g/l; vùng cách biển 35-40km mặn xuất hiện 4g/l nhưng không thường xuyên mà chỉ xuất hiện vào đợt triều cường… Căn cứ vào tình hình trên, các địa phương cần chủ động nguồn nước nhằm phục vụ tốt vụ Hè thu. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, sản xuất lúa Đông xuân 2017-2018 được mùa, được giá tạo sự phấn khởi cho nông dân và ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết luôn bất thường; vì vậy các tỉnh ĐBSCL cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh sản xuất vụ Hè thu 2018 hợp lý, đạt hiệu quả cao. Các địa phương cần phát huy thế mạnh sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng giá trị hạt gạo...

Để né hạn, mặn và bố trí lịch thời vụ hợp lý, Cục Trồng trọt lưu ý các tỉnh ĐBSCL: Trong tháng 4-2018, sẽ xuống giống lúa Hè thu ở các vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu, như: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, một phần Tứ giác Long Xuyên và phía Bắc Quốc 1 ở Vĩnh Long; tháng 5 sẽ xuống giống các vùng phía Nam Quốc lộ 1 cách biển 70km thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh; đến nửa đầu tháng 6 xuống giống ở khu vực chịu ảnh hưởng “nước trời” cách biển khoảng 70km thuộc tỉnh Long An (phía Nam), Tiền Giang (phía Đông), Bến Tre (các huyện ven biển), Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng.

 

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

Tags:

相关文章