88Point88Point

【monaco – brest】Câu hỏi ngược cho những giáo viên dạy Văn

Giáo dục là ngành mà ai cũng có thể tham gia,âuhỏingượcchonhữnggiáoviêndạyVămonaco – brest góp ý, mong muốn đổi thay...Nhưng kỳ lạ là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ phát động thay đổi thì người ta lại bắt đầu với bản năng “phản biện”.

Việc thay đổi cách ra đề thi môn Văn là một ví dụ điển hình.

Theo dự thảo, đề Văn mới sẽ có phần thi kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu dưới dạng: Trên cơ sở một trích đoạn văn bản (có hoặc có thể không có trong sách giáo khoa) yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi thể hiện kỹ năng đọc – hiểu (áp dụng phương pháp đánh giá bằng câu hỏi của phương pháp PISA). Có thể phần thi này ở mức 30-50% tổng điểm bài thi.

Phần thi viết, có thể bao gồm 2 phần cho thí sinh lựa chọn là bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học, cũng có thể là một bài kiểm tra tổng hợp yêu cầu cả văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Đổi mới cách ra đề môn Văn còn gặp nhiều rào cản. Trong ảnh là PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đổi mới cách ra đề môn Văn còn gặp nhiều rào cản. Trong ảnh là PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tuy nhiên, đề xuất của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Vụ phó vụ Giáo dục trung học, một tác giả quen thuộc với học sinh trong các cuốn sách "Những bài làm Văn hay..." lại bị thầy cô dạy Văn đã phàn nàn trên báo chí rằng, kiểu đề đọc – hiểu này học sinh chưa quen làm, chưa được hướng dẫn chi tiết nên chưa được chú trọng dạy...

Điều đầu tiên có thể thấy qua điều này là tính chủ động, sáng tạo của thầy – cô ở đâu khi cái gì cũng cần phải “hướng dẫn chi tiết” ? Tại sao các thầy cô dạy Toán, Lý, Hóa lúc nào cũng có thể ra các bài khác với sách giáo khoa nhưng thầy cô dạy Văn lại cứ muốn phải ra những đề thi hướng vào các bài trong sách ?

Tiếp đó là khi kêu ca về việc kiểu bài đọc – hiểu là "mới mẻ" thì họ đã hỏi học sinh về điều đó chưa, hay chỉ là phản ứng lười thay đổi của một bộ phận cầm phấn? Bởi ngay ở bậc THCS, học sinh đã được làm quen với bài đọc – hiểu trong môn ngoại ngữ.

Có cô giáo dạy Văn còn viện dẫn việc nhiều học sinh học lười – thụ động, nên việc đổi mới phải từ từ. Thế có môn nào mà tất cả học sinh đều chăm chỉ và năng động, để cho ngành Giáo dục sẵn sàng đổi mới không? Và “cứ từ từ” như thế thì đến khi nào “dân tộc Việt  Nam sẽ bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu” như điều mà các cô hay dạy học trò ?

Biết bao thế hệ đã học qua mái trường. Nhưng có khi nào những người dạy Văn tự hỏi, mỗi thế hệ là một sự thay đổi của kinh tế - xã hội – môi trường, vậy sao cứ vin mãi vào những đề thi truyền thống, những câu hỏi không bao giờ thay đổi khi xã hội đã đổi thay?

Khi ra những đề Văn phân tích con người ở thời đại xa xưa, ngay chính đội ngũ cầm phấn đã hiểu thực sự sâu sắc về nhân tình thế thái thời đó ? Nếu câu trả lời là "chưa" thì thầy cô có nên “khó chịu” khi học sinh thích chọn các đề văn mở, nói về các vấn đề của xã hội hôm nay, gắn với đời sống tâm lý tình cảm của các em?

Nhưng dù vậy, những người làm quản lý giáo dục môn Văn đã đi đầu trong đổi mới. Mà học Văn là học làm người, nên xã hội vẫn hy vọng, thầy cô và học sinh sẽ là hưởng ứng và tích cực sáng tạo trong “cuộc cách mạng” đầy khó khăn này.

Hoàng Tuân

 

 

 

 

 

赞(98846)
未经允许不得转载:>88Point » 【monaco – brest】Câu hỏi ngược cho những giáo viên dạy Văn