当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kq ngoai hang】Biển Đông trên các phương tiện truyền thông quốc tế 正文

【kq ngoai hang】Biển Đông trên các phương tiện truyền thông quốc tế

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-10 20:38:34

bien dong tren cac phuong tien truyen thong quoc te

Tờ Les Echos (Pháp): Mặc dù dùng hình ảnh gấu trúc làm biểu tượng cho nền ngoại giao,ểnĐôngtrêncácphươngtiệntruyềnthôngquốctếkq ngoai hang nhưng Trung Quốc không còn được coi là người khổng lồ đang "trỗi dậy hòa bình"

Không ít người còn nhớ ba năm sau cuộc Cách mạng Pháp 1789, Edmund Burke –một chính khách, nhà triết học người Ireland nổi tiếng trong thế kỷ 18- khi nhìn lên khu vực dành cho giới báo chí trong Hạ viện Anh, đã tuyên bố: “Trên đó là đẳng cấp thứ tư, và họ nắm giữ quyền lực nhiều hơn mọi đẳng cấp khác”. Sự kiện này đã khẳng định một quyền lực mới - quyền lực báo chí, và thứ “quyền lực” này đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh của nó trong mọi lĩnh vực chính trị-kinh tế-xã hội và cả an ninh-quốc phòng.

Nhân dịp ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang thu hút dư luận và báo chí quốc tế, bài viết này sẽ đề cập việc báo chí quốc tế ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Việc Trung Quốc đơn phương kéo giàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông và tiến hành gây hấn với các tàu thực thi pháp luật và tàu đánh cá của Việt Nam thời gian qua là đề tài xuất hiện khá đều đặn trên các trang báo lớn của nhiều nước. Nhiều bài viết đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam trước những hành động sai trái của Trung Quốc, gây căng thẳng trên Biển Đông. Các hãng tin lớn như BBC (Anh), AFP (Pháp), Reuters (Anh), AP (Mỹ), NHK (Nhật Bản)… đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng. Các báo cho rằng Trung Quốc cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hãng tin AP viết: Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines. Chia sẻ chung mối quan ngại với các quốc gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, hãng tin này dẫn lời các quan chức Mỹ coi việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là “hành động gây hấn”.

Đài NHK đưa tin tại cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La 2014, các bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam đã nhất trí rằng mọi tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông cần được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam liên quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

bien dong tren cac phuong tien truyen thong quoc te

Thủ đoạn của tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính Trung Quốc là sử dụng vòi rồng áp lực mạnh xịt vào tàu Việt Nam, gây vỡ kính, hỏng hóc thiết bị. Tàu Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam. Ảnh: S.T

Đề cập tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tờ “Người đưa tin Buổi sáng Sydney” của Australia cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston đã chia sẻ mối quan ngại của người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel về việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn ở Biển Đông. Ông David đưa ra lập trường trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La cáo buộc Trung Quốc có hành động “đơn phương, gây mất ổn định”, đặc biệt với việc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông David cho biết Australia sẽ cố gắng thuyết phục Trung Quốc rằng còn có “con đường khác” không gây nguy cơ đối đầu và leo thang căng thẳng trên biển.

Sau vụ Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam với ý định xâm chiếm tài nguyên quốc gia và xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam mang số hiệu DNa 90152 tiếp tục thu hút sự chú ý của báo chí thế giới, cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong bài viết mang tiêu đề “Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam”, trang tin Bloomberg (Mỹ) đánh giá sự kiện này là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007. Bloomberg dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh “các hành động hết sức nguy hiểm đe dọa mạng sống con người”.

Truyền thông Nhật Bản cũng đưa đậm về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 26-5 tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các đài truyền hình lớn của Nhật Bản như NHK, TBS, Fuji đều đưa lên đầu bản tin đoạn băng quay cảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Đài Fuji cho rằng việc tàu lớn Trung Quốc đuổi đâm chìm tàu cá Việt Nam là hành động phi nhân đạo.

bien dong tren cac phuong tien truyen thong quoc te

Đây là hậu quả tàu Trung Quốc gây ra cho tàu Việt Nam.

Khi đưa tin về sự kiện này, tờ New York Times (Mỹ) nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 5. Việt Nam đã khẳng định vùng biển nơi giàn khoan hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và tuyên bố cân nhắc khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Tờ báo cũng dẫn lời ông Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình. Trang NYTimes.com (trang mạng của tờ thời báo trên) cũng cho biết một người dùng mạng Sina Weibo của Trung Quốc đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp với quy tắc ngoại giao…

Trong khi các hãng tin lớn trên thế giới như CNN, Reuters, AP, FoxNews, AFP, BBC rầm rộ đưa tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những tờ báo lớn của Trung Quốc (Xinhua, Nhân dân nhật báo, Hoàn Cầu, China Daily, China News…) đều “im ắng”. Những thông tin họ đưa ra, nếu có, chỉ là thông cáo của Bộ Ngoại giao và đổ lỗi cho nước khác gây ra tình hình căng thẳng mà không nói gì về việc tàu nước họ đâm va, dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam gây thương tích, thiệt hại. Và để đánh lạc hướng dư luận, báo chí nước này tập trung chỉ trích Philippines bắt và truy tố 9 ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Philippines. Rõ ràng, Trung Quốc muốn giảm tối đa phản ứng dư luận thế giới để phục vụ ý đồ mở rộng vùng chiếm đóng trái phép – theo lời của Giáo sư Marvin C. Ott, chuyên gia nghiên cứu Đông Á hàng đầu thế giới, cựu Chuyên gia phân tích cao cấp về Đông Á của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Phó giám đốc nhân sự của Ủy ban giám sát các hoạt động tình báo thuộc Thượng viện Mỹ.

Báo chí quốc tế còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến tình hình Biển Đông khi rất đông phóng viên nước ngoài đã tham dự cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam và đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm lớn về các thủ đoạn của Trung Quốc cũng như biện pháp đấu tranh của Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông.

Có thể thấy Chính phủ Việt Nam cho đến thời điểm này đã hành động một cách khôn ngoan, hợp lý, nhất là đã làm nổi bật vấn đề, thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới, đã áp đảo được Trung Quốc trên mặt trận truyền thông.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh