【ket qua laliga - tây ban nha】Thúc đẩy phong trào Nói và Làm trong giai đoạn mới

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-10 19:57:08 366

Chiều 24/4,úcđẩyphongtràoNóivàLàmtronggiaiđoạnmớket qua laliga - tây ban nha cùng việc khai trương Trang thông tin đặc biệt, Báo Nhân Dân đã tổ chức Tọa đàm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Những việc cần làm ngay. Dự tọa đàm có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên.

Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo Báo Nhân Dân; các nhà báo lão thành, các nhà khoa học…

Tọa đàm đã phân tích, đánh giá tinh thần đổi mới sáng tạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; làm rõ thêm tính chiến đấu của những bài viết về tư tưởng đổi mới, kiên quyết chống tiêu cực của đồng chí đăng trên Báo Nhân Dân; tính thời sự, giá trị thời đại của “Những việc cần làm ngay” trong quá trình đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư đổi mới

Đánh giá cao Báo Nhân Dân khai trương Trang thông tin đặc biệt về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Những việc cần làm ngay, PGS,TS Trần Minh Trưởng - nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Đổi mới là mốc son tiêu biểu, đánh dấu những bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam, đồng thời ghi nhận tài năng trí tuệ và sự năng động, sáng tạo, hiệu quả của nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Linh.

PGS.TS Trần Minh Trưởng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thủy Nguyên

Trên trọng trách là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, lập trường kiên định, cùng Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra những quyết sách đúng đắn, huy động được toàn thể các tầng lớp nhân dân tham gia tiến hành sự nghiệp đổi mới. Đồng chí Nguyễn Văn Linh quán triệt: “Đổi mới là cách mạng”, muốn thắng lợi, phải quyết tâm, phải có phương pháp đúng, phù hợp, đồng thời có sự đột phá.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đại hội VI về đổi mới, “Đổi mới toàn diện” trên nguyên tắc “đổi mới nhưng phải giữ được ổn định chính trị”, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí cùng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Khóa VI triển khai đường lối đổi mới trên nguyên tắc: Đổi mới là để đạt đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội bằng con đường, phương pháp, bước đi phù hợp quy luật khách quan. Đổi mới phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, kiên quyết không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”; tăng cường phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng không cho phép mất ổn định chính trị.

Về công tác xây dựng Đảng, theo quan điểm của đồng chí, vấn đề quan trọng bậc nhất có tính chất sống còn của Đảng, là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cán bộ của đảng viên, của người đứng đầu trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ trước nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã kêu gọi các đồng chí lãnh đạo ở các cấp cần nêu gương tốt, giữ mình trong sạch, không quan liêu, không bè phái để có đủ uy tín và sự nghiêm minh trong công việc và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.

Đồng chí nhấn mạnh, trong bất cứ kỳ hoàn cảnh nào, nguyên tắc Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, bởi: “căn cứ an toàn nhất là lòng dân”. Đồng chí nói: “Quan hệ Đảng với dân là quan hệ sống còn, dân lúc nào cũng cần Đảng, Đảng lúc nào cũng ở trong dân, sống chết vì nhân dân. Sự gắn bó giữa Đảng với dân là máu thịt…, đó là bài học quý báu của Đảng ta. Mỗi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị công tác nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải học, đã học rồi thì cần phải nhớ và làm theo”.

Tại tọa đàm, đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tếTrung ương khẳng định, không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi đồng chí Nguyễn Văn Linh được gắn liền với hai chữ “đổi mới”. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VI. Đây cũng là Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Thủy Nguyên

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, một mặt khẳng định kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới; mặt khác chủ động phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, tìm tòi những cơ chế, chính sách, biện pháp tích cực giải quyết những đòi hỏi cấp bách của đời sống xã hội, nhằm giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương kiên trì chấp hành đường lối Đại hội VI, cụ thể hóa vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và các lĩnh vực khác, đối nội và đối ngoại. Nhờ đó, tình hình đất nước qua từng năm được cải thiện dần, lương thực từ chỗ không đủ ăn đã tiến tới xuất khẩu được, hàng tiêu dùngtrong nước bớt khan hiếm hơn, giá cả phi mã được kiềm chế...

Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, kết quả lớn nhất đạt được vào thời điểm này là sản xuất, lưu thông hàng hóa được cởi trói, hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường với vai trò quản lý của Nhà nước; quyền tự chủ kinh doanh của cơ sở từng bước được xác lập.

“Đồng chí Nguyễn Văn Linh khẳng định: Việc đổi mới phải bắt đầu từ lĩnh vực tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức và cán bộ, phong cách lãnh đạo và công tác”, đồng chí Đỗ Ngọc An nhấn mạnh.

Dựa trên cơ sở này, Đảng ta đã tiến hành ba nhiệm vụ quan trọng bao gồm: Bố trí lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung sức người, sức của và việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Sản xuất lương thực-thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm giải phóng, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đề thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ ba, tháo gỡ những ràng buộc bất hợp lý làm cho các thành phần kinh tế ở trong nước đều phát triển, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo nhưng đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể đầu tư phát triển sản xuất.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã xác định rõ: Muốn bảo đảm thực hiện được công cuộc đổi mới kinh tế có kết quả, chúng ta phải coi trọng hàng đầu việc mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để huy động được sức mạnh của toàn dân.

Tham luận tại tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là nhà lãnh đạo tài năng, tư duy sáng tạo, trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, đồng chí còn là nhà lãnh đạo phong trào công nhân, người đặt nền móng cho đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, đã dành nhiều trí tuệ, tâm huyết để xây dựng và phát triển phong trào công nhân, công đoàn, cả khi làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và khi giữ cương vị cao nhất - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Thủy Nguyên

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn thể hiện quan điểm cần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đánh giá đúng thực trạng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, cụ thể xây dựng, chăm lo và phát huy vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn trong xây dựng đất nước.

Với cương vị là người đứng đầu của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp công đoàn tập hợp, vận động công nhân, lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch; đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp; ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố quốc phòng; tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức; vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước; đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân; tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; cải tiến phương pháp công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.

Trước yêu cầu của tình hình mới, đồng chí luôn chỉ đạo, yêu cầu tổ chức Công đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phát huy được vai trò to lớn đối với giai cấp công nhân và toàn xã hội, thu hút ngày càng đông đảo công nhân, viên chức tham gia, để công đoàn thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, khơi dậy mọi tiềm năng, trí tuệ của công nhân, viên chức trong lao động, sản xuất; trong việc tham gia quản lý đơn vị của mình và trong toàn xã hội.

Với nhận thức quan trọng nhất của đổi mới là đổi mới tư duy, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo tổ chức công đoàn phải bắt đầu từ đổi mới tư duy. Theo đồng chí, chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện và khách quan vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn trong giai đoạn mới, thì mới có cơ sở để đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn đúng đắn, hoàn thiện hơn.

Đại hội VI của Đảng - Đại hội mở đầu cho đường lối đổi mới đất nước - đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí tiếp tục quan tâm chăm lo việc làm, đời sống công nhân lao động, xây dựng giai cấp công nhân và chỉ đạo hoạt động công đoàn.

Tác phong “Nói và Làm”, tinh thần của loạt bài “Những việc cần làm ngay” trên Báo Nhân Dân thể hiện rõ trong các chỉ đạo của đồng chí đối với tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, hoạt động công đoàn phải “tùy theo đặc điểm của từng loại hình kinh tế để có hình thức thích hợp”, phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng và điều kiện cụ thể của công nhân, lao động.

Từ tư duy đúng đắn đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh cho rằng việc đổi mới phương thức hoạt động công đoàn phải bắt đầu ngay từ cơ sở, là nơi chức năng của công đoàn được thực hiện đầy đủ và sinh động, nơi tác động hằng ngày đến người lao động.

Để đổi mới hoạt động công đoàn, đồng chí lưu ý trước hết người cán bộ công đoàn phải đổi mới tư duy và phong cách, gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn. Cán bộ công đoàn phải bám sát cơ sở, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của họ.

“Đã hơn 35 năm qua, những tư tưởng, quan điểm của đồng chí Nguyễn Văn Linh về đổi mới phương thức hoạt động công đoàn vẫn có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong nghiên cứu lý luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công đoàn nước ta. Vấn đề đặt ra cho các cấp công đoàn là cần vận dụng sáng tạo các quan điểm, nội dung, phương thức xây dựng giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn phù hợp với điều kiện mới”, đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.

Đã hơn 35 năm qua, những tư tưởng, quan điểm của đồng chí Nguyễn Văn Linh về đổi mới phương thức hoạt động công đoàn vẫn có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong nghiên cứu lý luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công đoàn nước ta.

Đồng chí Nguyễn Đình Khang
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/947b798434.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ

Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Tiếp tục giảm

Thương lái bất ngờ không mua tôm hùm to, thủ phủ Phú Yên, Khánh Hòa điêu đứng

Chuyên gia: Giá điện tăng 4,8% không tác động mạnh đến lạm phát

Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024

Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Tiếp nối đà giảm

Đấu giá đất Hà Đông, Hà Nội: Nhà đầu tư mang đồ ăn, sẵn sàng canh xuyên đêm