当前位置:首页 > World Cup > 【soi keo.meo.cuoc】Lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

【soi keo.meo.cuoc】Lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

2025-01-10 07:51:13 [Thể thao] 来源:88Point
Giá cá tra biến động,ếuhụtnguyênliệusảnxuấthàngxuấtkhẩsoi keo.meo.cuoc lo ảnh hưởng đến nguyên liệu xuất khẩu
Hiện đại hóa quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp phía Nam tạm ngưng sản xuất, lo đứt gãy chuỗi sản xuất
Doanh nghiệp lo giá nguyên liệu, phí đầu vào tăng
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. 	Ảnh: TTXVN
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), khi dịch Covid-19 bùng phát nhanh ở TPHCM và lan xuống ĐBSCL, việc nuôi cá, vận chuyển nguyên liệu tới nhà máy, các nhà máy chế biến cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng theo chuỗi tới tất cả các mắt xích cá tra và giá nguyên liệu trong thời gian tới, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá tra là điều khó tránh khỏi. Với những nhà máy được phép hoạt động, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ chiếm 30 - 50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Điều này khiến cho công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 - 50% so với trước đây.

Hiện nay, cả người nuôi lẫn doanh nghiệp XK cá tra đều đang “ngồi trên đống lửa” vì lo phòng chống dịch Covid-19, giá nguyên liệu cá tra dự kiến sẽ có biến động lớn ảnh hưởng đến xuất khẩu. Theo VASEP, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra, với gần 3.000 ha ương dưỡng cá tra giống. Với vùng nuôi có lượng nguyên liệu dồi dào phục vụ cho xuất khẩu, tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, giá nguyên liệu vật tư đã tăng 3-4 đợt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà máy chế biến cũng tăng từ 5-25%; giá thức ăn thủy sản cũng tăng từ 15-20%, chưa kể cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần... cũng là những yếu tố cấu thành thúc đẩy giá trị cá tra xuất khẩu tăng thêm.

Theo bà Trương Thị Lê Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), các công ty chế biến cá tra đang rất khó khăn trong việc thu mua cá nguyên liệu do phải mua gom ở nhiều địa bàn khác nhau, trong khi nhân công thu hoạch rất khó di chuyển do các địa phương tăng cường kiểm soát dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, dự tính nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt. Chính vì vậy, trong công văn mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, VASEP khẩn thiết đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” ở các địa phương. VASEP cho rằng, nếu tiêm ngay vắc xin cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, chúng ta sẽ vừa giữ được thị trường, đối tác xuất khẩu, vừa duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, bao gồm cả nông, ngư dân khai thác biển và sản xuất nguyên liệu ở phía trước.

Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào

Đặc thù của ngành chế biến thực phẩm, thủy sản, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh ngoài các nguyên liệu chính thì các DN sản xuất đầu cuối phải nhập từ nhiều nhà cung cấp với các loại nguyên phụ liệu khác nhau. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM, trong tình hiện nay, khả năng các nhà cung cấp này có thể sẽ dừng hoạt động khi xuất hiện trường hợp F0 là có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nếu không nhập được một loại nguyên liệu nào đó thì khả năng DN sản xuất phải ngừng hoạt động.

Để việc ngừng sản xuất không xảy ra, một số DN đề xuất đối với các loại nguyên liệu phụ như gia vị, hương liệu, phụ gia... cho phép DN có thể tìm loại khác thay thế hoặc điều chỉnh tăng giảm hàm lượng phù hợp mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng, tính an toàn và đặc trưng cơ bản của sản phẩm như trước đây và DN cam kết tuyệt đối là sự điều chỉnh này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo Luật An toàn thực phẩm và các quy định liên quan thì với những điều chỉnh nói trên, DN cần phải làm lại thủ tục tự công bố sản phẩm và thay đổi bao bì hiện tại. Thông thường việc này mất khá nhiều thời gian và trong thời điểm này sẽ càng mất nhiều thời gian hơn nữa và nếu in lại bao bì thì chi phí phát sinh sẽ rất lớn, bao bì cũ còn nhiều phải bỏ sẽ rất lãng phí và như vậy khả năng các DN sẽ phải tạm ngưng sản xuất là rất cao. Trong bối cảnh hiện nay, rất mong nhận được sự chia sẻ và rất cần các giải pháp xử lý linh động từ cơ quan quản lý. Do đó, đề nghị cho phép được thay thế các thủ tục nói trên bằng cách DN gửi báo cáo chi tiết bằng văn bản cho các cơ quan quản lý liên quan và thông tin minh bạch đến người tiêu dùng. Bởi, phương án điều chỉnh nguyên liệu phụ này chỉ là giải pháp tạm thời trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, trước mắt để đảm bảo duy trì và không đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thực phẩm, thủy sản, trong thời gian tới, nhất là khi tình hình Covid - 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp và nguy cơ kéo dài, TPHCM phải tính toán và cần sớm xúc tiến việc hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa chính quyền thành phố với chính quyền các tỉnh có vùng nguyên liệu lớn mà hiện nay đang kiểm soát dịch tốt như Lâm Đồng, Bình Phước, Cà Mau,… thông qua các cuộc họp hai bên để đi đến thống nhất đưa ra các cam kết chung, cùng triển khai hành động. Trong đó, TPHCM sẽ đề xuất nhu cầu thị trường cần, các phương án bao tiêu đầu ra và đề nghị các tỉnh cam kết mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng của vùng nguyên liệu theo từng thế mạnh của địa phương. Bởi nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành sản xuất lương thực thực phẩm tại TPHCM tập trung chủ yếu từ các tỉnh lân cận.

Đặc biệt, với vai trò một ngành trọng yếu và đặc thù như ngành lương thực, thực phẩm thời điểm này, việc ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như dự trữ trong nước là rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, đảm bảo cho sản xuất, cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân theo chỉ đạo của thành phố, góp phần cùng TPHCM chống dịch. Do đó, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM đề xuất thành phố kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung các DN ngành nghề đặc thù vào đối tượng được hỗ trợ các chính sách về vay mới, miễn giảm lãi suất cho vay, đẩy nhanh quá trình và thời gian giải ngân các khoản vay,... từ Nhà nước, để DN bổ sung nguồn vốn nhằm dự trữ nguyên phụ liệu, thành phẩm, góp phần bình ổn thị trường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读