当前位置:首页 > Cúp C2

【bd ty le nha cai】Nội tại nền kinh tế đã được cải thiện rõ nét

du lich

Trung Quốc tiếp tục là thị trường du lịch lớn nhất với 1,ộitạinềnkinhtếđãđượccảithiệnrõnébd ty le nha cai35 triệu lượt khách đến Việt Nam, quý I/2018.

Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Đình Cung khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Nhiều chuyên gia cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý I đã vượt cả kỳ vọng, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- TS. Nguyễn Đình Cung: Sở dĩ mức tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đạt được kết quả khả quan là do nội tại nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện rõ nét ở phần cung, chứ không chỉ “tăng trưởng nóng”, nhờ các chính sách kích cầu như trước đây của Chính phủ, bộ, ngành liên quan.

Con số khá ấn tượng khi kinh tế vĩ mô trong quý I là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 7,38%. Theo đánh giá của tôi, chúng ta đạt được chỉ tiêu này là do có cải thiện rất lớn trong cán cân thương mại và có thể do nhập khẩu đầu vào từ năm trước chưa sử dụng hết.

cung

TS. Nguyễn Đình Cung

Ngoài ra, một số lĩnh vực, ngành hàng quan trọng khác cũng có đóng góp không nhỏ vào mức tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể, trong ngành du lịch, số liệu thống kê cho thấy, trong quý I, doanh thu xuất khẩu du lịch đạt 2,8 tỷ USD. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I đạt 4,2 triệu lượt khách. Trung Quốc tiếp tục là thị trường du lịch lớn nhất với 1,35 triệu lượt khách. Tiếp theo là sự bật tăng của ngành bán buôn, bán lẻ có tỷ trọng lớn nhất (chiếm tới 26% trong lĩnh vực dịch vụ). Sự cải thiện rõ rệt của sức cầu tiêu dùng như nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân tăng cao đã góp phần lớn tạo nên các chỉ số kinh tế đẹp cho 3 tháng đầu năm 2018.

PV: Theo ông, mức tăng trưởng cao trên liệu có giữ được trong thời gian tới?

- TS. Nguyễn Đình Cung: Theo tôi, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt cao như trên không phải không có cơ sở. Những con số tăng trưởng trên còn thể hiện niềm tin của thị trường với nền kinh tế. Thông điệp này đã được Chính phủ khẳng định ngay từ những ngày đầu năm 2018 như: Quyết giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không đánh đổi lấy mục tiêu tăng trưởng, không tăng trưởng bằng mọi giá…

Mặc dù tăng trưởng là tín hiệu tốt cho nền kinh tế, song chất lượng tăng trưởng giữ được ổn định hay không là điều còn quan trọng hơn. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần phải lựa chọn nhiều giải pháp chính sách để ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá. Lập được mặt bằng tỷ giá VNĐ không quá phụ thuộc sự tăng giảm của đồng USD. Bởi trong nền kinh tế Việt Nam, cán cân xuất nhập khẩu, tính thanh khoản vẫn còn có nhiều sự chi phối.

PV: Vậy Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan cần có biện pháp cụ thể nào để giữ tốc độ tăng trưởng cao này trong thời gian tiếp theo, thưa ông?

- TS. Nguyễn Đình Cung: Nền kinh tế Việt Nam cần tập trung phát huy những thế mạnh của mình để tạo đà tăng trưởng tốt trong những tháng tiếp theo của năm 2018. Trong đó, việc tạo ra nhiều chính sách thông thoáng để thu hút nguồn lực FDI vẫn cần phải được coi trong. Bởi đây vẫn là nguồn đóng góp vốn lớn cho các nhu cầu xây dựng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển mới. Việt Nam không chỉ ngồi “ngóng” những nhà đầu tư mang dự án, công nghệ tới, mà tới đây các dự án FDI cần phải được sàng lọc rõ ràng, thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chính phủ cần tập trung vào những đối tác, những tập đoàn lớn, nhằm tạo sức lan tỏa của FDI đến nền kinh tế trong nước như đã làm với những thương hiệu quốc tế lớn như Samsung, hay những tên tuổi mới nổi trong nước.

Ngoài ra, những lợi thế thương mại lớn được Chính phủ nỗ lực tạo ra mới đây với việc ký kết thành công các hiệp định thương mại thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới đây là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… cũng cần phải được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng triệt để, bởi đó là những động lực mang lại những cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, để khai thác xuất khẩu trong tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông

Văn Nam

分享到: