TheấyýkiếnvềquyđịnhthủtụchànhchínhcủangànhCôngThươsoi kèo zenito ông Phạm Đình Thưởng - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công Thương) - những năm gần đây, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương đều được hoàn thành 100% theo kế hoạch, góp phần điều chỉnh kịp thời những vấn đề của cuộc sống, kinh tế-xã hội. Quy trình xây dựng đã tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp (DN), các tổ chức, cá nhân liên quan một cách dân chủ, khách quan. Bên cạnh đó, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại biên mậu… đã được thực hiện tốt. Tính đến ngày 10/10/2015, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương là 361 thủ tục. Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 và nhiệm vụ kiểm soát TTHC thường xuyên của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và ban hành Quyết định số 9802/QĐ-BCT phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Theo đó sẽ bãi bỏ đơn giản 87 TTHC (bao gồm bãi bỏ 30 và đơn giản hóa 57 thủ tục), tương đương với việc đơn giản hóa 24% tổng số lượng TTHC của bộ. Để hiện thực hóa Quyết định 9802, Bộ Công Thương đã tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan. Cùng đó, Bộ đã ban hành Thông tư số 06/2015/TT-BCT nhằm sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về TTHC trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa… Như vậy tính đến thời điểm này, Bộ đã hoàn thành đơn giản hóa 84/87 thủ tục nêu tại Quyết định 9802, 3 thủ tục còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào phương án đơn giản hóa trong năm 2015. Đánh giá cao về những nỗ lực cải cách hành chính mà Bộ Công Thương thực hiện trong việc đơn giản hóa các thủ tục, giấy phép. Tuy nhiên, nhiều DN, Hiệp hội cho biết vẫn còn tồn tại bất cập do một số quy định mâu thuẫn, gây khó cho cả người thực thi lẫn DN. Một DN tại Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ không thể phủ nhận Bộ Công Thương đã rất tích cực cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhưng quá trình cải cách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh. Những thủ tục hiện vẫn khiến DN gặp vướng trong quá trình thực hiện có thể kể tới như: Thông tư 32/2009/BCT liên quan đến hàm lượng Formaldehyt, các quy định về nhập khẩu thép tự động, nhập khẩu tiền chấp… Ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các DN khu công nghiệp TP.Hồ Chí Minh - cho biết TP. Hồ Chí Minh hiện có hai khu chế xuất hoạt động với đặc thù là tạm nhập tái xuất song trong các văn bản luật chỉ quy định chung chứ không có cơ chế đặc thù riêng cho các khu chế xuất. Do vậy, mỗi khi có các nghị định, văn bản mới được ban hành thì DN tại hai khu này đều bị vướng đầu tiên. Ông Bé đề xuất, Vụ pháp chế nên có các cơ chế đặc thù riêng cho hai khu chế xuất này để tạo điều kiện thuận lợi cho DN kinh doanh, xuất khẩu.
Trước phản ánh của các DN, đại diện Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, phản ánh của DN về quy trình cấp phép của Cục trên 15 ngày là không chính xác vì theo quy trình Cục Hóa chất đều cố gắng giải quyết thủ tục cho DN trong vòng từ 3-5 ngày và đều gửi nhanh các văn bản, giấy phép lại cho DN. Cục Hóa chất khuyến khích DN tự thực hiện các văn bản, các quyền ưu tiên trong quá trình đăng ký thủ tục thay vì thuê một đơn vị bên ngoài. Lý do, đơn vị bên ngoài không nắm hết các quy trình, quá trình gửi hồ sơ chậm chạp… sẽ gây thiệt hại cho các DN đi xin giấy phép. Liên quan đến các vấn đề khác, Vụ Pháp chế cho biết sẽ tiếp thu, điều chỉnh và phối hợp với đơn vị chuyên môn đưa vào rà soát lại và bàn biện pháp tháo gỡ trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung…. Tuy nhiên, Vụ Pháp chế cũng lưu ý DN rằng, tất cả các quy định của Bộ Công Thương hoàn toàn thực hiện trên tinh thần của Nghị quyết 19 và trao quyền cho địa phương (UNND, các Sở Công Thương) thực hiện nên DN cần hiểu rõ để tránh mất thời gian đi lòng vòng. |