【bonngdaso】Chuyên gia mách bí quyết hóa giải mọi mâu thuẫn trong hôn nhân
Chiến tranh lạnh cả tuần vì “con hư tại mẹ”
Vợ chồng chị Hà Linh (32 tuổi,êngiamáchbíquyếthóagiảimọimâuthuẫntronghônnhâbonngdaso Hưng Yên) kết hôn được hơn 6 năm và đã có 2 con. Dù đến với nhau bằng tình yêu, nhưng càng sống với nhau lâu, những khác biệt trong lối sống và tính cách càng trở nên rõ rệt, khiến cả hai thường xuyên mâu thuẫn.
“Chúng tôi cãi vã vì đủ thứ chuyện, từ dọn dẹp nhà cửa, nuôi dạy con cái, đến chuyện tiền bạc. Cứ đụng đến vấn gì là lại tranh cãi, không có ngày nào yên ổn”, chị chia sẻ.
Những xung đột kéo dài không chỉ làm cả hai mệt mỏi mà còn khiến vợ chồng chị nhiều lần nghĩ đến chuyện ly hôn.
Cũng đang có tư tưởng “đường ai nấy đi” là vợ chồng chị Ngọc Mai (Hà Nội). Chị Mai là bác sĩ, ngoài làm việc ở bệnh viện, chị còn mở thêm phòng khám nên rất bận. Cứ hết giờ làm ở viện là chị tới phòng khám, nhiều hôm đến 11 – 12h đêm mới về đến nhà.
Chồng chị với mức thu nhập trung bình không hỗ trợ được nhiều về kinh tế, nhưng hễ gia đình xảy ra vấn đề gì là lại đổ lỗi do chị không dành thời gian dạy con, không quan tâm đến gia đình. Lần gần đây nhất, con gái lớn bị phát hiện lấy trộm tiền của cô bán đồ ăn sáng đầu ngõ. Chồng chị lập tức trách: “Con hư tại mẹ”. Mâu thuẫn nổ ra, kéo theo cả tuần vợ chồng chiến tranh lạnh.
“Chồng tôi chẳng giúp được gì mà chỉ biết chỉ trích. Tôi làm việc quần quật cả ngày để gia đình được sung túc, nhưng khi con cái xảy ra chuyện, tôi luôn là người bị đổ lỗi”, chị Mai chia sẻ với giọng bức xúc.
Bí quyết hóa giải mâu thuẫn hôn nhân từ chuyên gia
Từng tư vấn, giúp đỡ nhiều cặp vợ chồng vượt qua sóng gió hôn nhân, chuyên gia trị liệu tâm trí Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành) cho rằng, mâu thuẫn là vấn đề hầu hết các cặp vợ chồng đều phải đối mặt, dù là mới cưới hay đã chung sống nhiều năm. Chúng xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm, lối sống, cách nuôi dạy con cái hoặc vấn đề tài chính...
Nếu không biết cách giải quyết, mâu thuẫn chất chồng có thể đẩy hôn nhân đến bờ vực tan vỡ. Ngược lại, nếu nắm được những nguyên tắc để hóa giải, mâu thuẫn lại trở thành cơ hội để vợ chồng cùng nhìn lại, sửa chữa và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Theo nữ chuyên gia, điều đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết mâu thuẫn là lắng nghe từ cả hai phía. Điều này tưởng dễ nhưng thật ra rất khó. Bởi khi xảy ra bất đồng, rất ít người kiên nhẫn lắng nghe. Đa số chúng ta đều muốn nói để bảo vệ quan điểm của mình, thậm chí cắt ngang, cướp lời đối phương.
Trong cơn tức giận, không làm chủ được cảm xúc, nói càng nhiều thì càng dễ buông ra những câu từ ác ý làm tổn thương vợ/chồng của mình, khiến mâu thuẫn bị đẩy lên cao.
“Chúng ta mất một năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách lắng nghe. Trong hôn nhân, lắng nghe là chìa khóa để hóa giải mâu thuẫn", nữ chuyên gia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc chịu trách nhiệm và không đổ lỗi cũng đóng vai trò quan trọng. Khi xảy ra vấn đề, đổ lỗi cho đối phương chỉ làm gia tăng căng thẳng và đẩy sự việc vào bế tắc.
“Thay vì trách móc, đổ lỗi, hãy tự hỏi: "Có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?". Chính thái độ chịu trách nhiệm, tìm hướng xử lý sẽ giúp giảm căng thẳng và mọi chuyện được giải quyết nhanh hơn”, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh nói.
Nguyên tắc thứ ba theo chuyên gia là không nhắc đi nhắc lại những sai lầm trong quá khứ của đối phương. Không ai thích sai lầm của mình bị nói đi nói lại nhiều lần.
Thế nhưng khi mâu thuẫn xảy ra, rất nhiều người vợ, người chồng lại lôi chuyện cũ ra để chỉ trích đối phương nhằm khẳng định mình đúng. Sai lầm là cách để mỗi người trưởng thành và học những bài học quý. Vì thế, không nên khơi lại mãi những sai lầm cũ khiến mâu thuẫn càng bị đẩy đi xa.
Cuối cùng, nữ chuyên gia nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng những ngôn ngữ chữa lành trong hóa giải mâu thuẫn. Theo nữ chuyên gia, vợ chồng hiện diện bên nhau chính là để chữa lành tâm thức cho nhau. Khi nhìn thấy vấn đề của đối phương là chúng ta đang có cơ hội để chữa lành cho chính mình.
Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi, tốt nhất đừng cố rạch ròi chứng tỏ mình đúng, đối phương sai. Hãy nói ngôn ngữ chữa lành bất kể ai đúng ai sai như: "Xin lỗi anh/em”, “Làm ơn hãy tha thứ cho anh/em”, "Anh/em sẽ rút kinh nghiệm"… Khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ được hạ xuống và cả hai có thể cùng nhau bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.