【phần lan – san marino】Nguy cơ vỡ phương án tái cơ cấu nguồn vốn tại VEC
Đầu tàu lại bí
Theơvỡphươngántáicơcấunguồnvốntạphần lan – san marinoo đánh giá của các chuyên gia, ít nhất 2 kiến nghị của Bộ Tài chínhlên Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 18372/BTC - QLN ngày 26/12/2016 liên quan đến xử lý vướng mắc chuyển đổi cơ chế tài chính trái phiếu công trình của VEC (Trái phiếu VEC), do Chính phủ bảo lãnh, để đầu tư2 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai có thể đẩy đơn vị được xác định là đầu tàu phát triển đường cao tốc quốc gia, rơi lại vào thế bí cũ.
Nói “thế bí cũ” là bởi những khó khăn trong việc thanh toán trái phiếu này là không mới, đã được Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ tại Quyết định số 2072/QĐ - TTg ngày 8/11/2013 về việc tái cơ cấunguồn vốn đầu tư 5 dự ánđường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư.
VEC vận hành công tác thu phí tại Cao tốc Nội Bài - Lào Cai. |
Đầu tiên là việc Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao VEC ký nhận nợ bắt buộc theo các quy định tại Nghị định số 15/2011/NĐ - CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với khoản tiền 5.334,3 tỷ đồng được bộ này ứng trả nợ thay, tính đến tháng 8/2016 (lãi suất vay là lãi suất quy định tại thỏa thuận phát hành trái phiếu, thời hạn vay không quá 5 năm).
Kiến nghị thứ hai là việc ,giao Bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo VEC báo cáo cụ thể tình hình tài chính, tình hình thu phí trên các tuyến đường VEC đã đầu tư và đang thực hiện thu phí; xây dựng phương án tài chính, sử dụng các khoản phí này và các nguồn thu hợp pháp khác để bố trí trả nợ Trái phiếu VEC và hoàn trả Bộ Tài chính các khoản mà bộ này đã ứng trả thay cho VEC.
Cùng thời điểm này, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 18379/BTC – QLN đề nghị VEC chủ động trả nợ trái phiếu công trình của VEC do Chính phủ bảo lãnh (cả gốc và lãi) từ các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty cho các khoản thanh toán đến hạn.
Theo Bộ Tài chính, hiện Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 15 không có quy định cho phép chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệpcó bảo lãnh của Chính phủ sang trái phiếu Chính phủ. “Do vậy, phương án chuyển Trái phiếu VEC thành khoản Chính phủ đi vay về cấp phát cho VEC để đầu tư trực tiếp vào dự án là chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết.
Trong khi đó, nếu thực hiện tái cơ cấu theo hình thức Chính phủ hỗ trợ VEC trả nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 01/2011/NĐ – CP, rủi ro với VEC còn lớn hơn khi nhà đầu tư này sẽ không còn được Chính phủ tiếp tục bảo lãnh vay vốn mới để đầu tư cho dự án. Bộ Tài chính cũng cho biết, Quốc hội vẫn chưa phê duyệt cơ chế và giao dự toán cho các khoản chi của VEC để đưa vào quyết toán, cũng như chưa giao dự toán các khoản chi trả nợ Trái phiếu VEC.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, ngay cả khi ngân sách nhà nước đứng ra trả nợ thay số trái phiếu (gốc và lãi) do VEC phát hành, thực chất cũng là chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho VEC. Các khoản chi này chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và chưa có trong dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt.
“Vì vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở để tiếp tục bố trí trả nợ Trái phiếu VEC thay cho VEC trong thời gian tới”, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết.
Cần những hỗ trợ nhất quán
Theo đánh giá của các chuyên gia, những kiến nghị của Bộ Tài chính liên quan đến Trái phiếu VEC là đi ngược với những nội dung của Quyết định số 2072/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ mà Bộ Tài chính là một trong những cơ quan tham mưu, góp ý.
Cụ thể, tại Quyết định số 2072, bên cạnh việc tái cơ cấu các khoản vốn vay ODA, vốn đối ứng tại các dự án của VEC, số vốn trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh (4.399,7 tỷ đồng) đã phát hành cho 2 dự án cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai cùng các khoản lãi phát sinh sẽ được Nhà nước tiếp nhận và chuyển thành vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các thủ tục chuyển đổi cơ chế tài chính và bố trí nguồn vốn để thanh toán theo quy định đối với các khoản nợ gốc và lãi đến hạn trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ; nợ gốc và lãi đến hạn vốn vay ODA.
Bên cạnh đó, VEC cũng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vốn điều lệ với giá trị là 72.602 tỷ đồng và được Bộ Tài chính, Bộ Giao thông – Vận tải giao dần từ nay đến năm 2019.
Trên thực tế, đối với các khoản gốc và lãi trái phiếu đến hạn trước tháng 9/2016, Bộ Tài chính đã bố trí vốn thanh toán 5.334,3 tỷ đồng, đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có Văn bản số 14/QLN – NTN ngày 3/3/2015 nêu rõ: đối với nghĩa vụ trả nợ đến hạn trái phiếu VEC từ 2015 trở đi, ngân sách nhà nước sẽ thanh toán theo từng tháng, thời điểm thanh toán của các trái phiếu đến hạn của tháng trước sẽ được thực hiện vào đầu tháng tiếp theo.
VEC cho biết, các trái chủ đều đã được thanh toán đúng hạn, ngoại trừ các khoản trái phiếu đến hạn kể từ tháng 9/2016 đến đầu tháng 1/2016 trị giá 116 tỷ đồng. Hiện các trái chủ đã bắt đầu “hỏi” VEC về sự chậm trễ này.
Theo một lãnh đạo VEC, nhà đầu tư này chia sẻ khó khăn với Bộ Tài chính trong việc tìm nguồn thanh toán Trái phiếu VEC đến hạn, nhưng những kiến nghị của Bộ Tài chính sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phương án tài chính của 2 dự án Cầu Giẽ - Nình Bình và Nội Bài – Lào Cai cũng như tình hình tài chính của Tổng công ty.
“Việc VEC đứng ra hoàn vốn số tiền 53.970 tỷ đồng tại 5 dự án đã là sự cố gắng rất lớn của đơn vị. Hiện Tổng công ty không tìm ra bất cứ nguồn thu nào để chi trả các khoản Trái phiếu VEC như kiến nghị của Bộ Tài chính”, ông Nguyễn Thế Cường, Phó Tổng giám đốc VEC cho biết.
Cần phải nói thêm rằng, phần vốn trái phiếu công trình cũng chỉ chiếm khoảng 30% chi phí GPMB tại Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, phần còn lại VEC tự huy động bằng các nguồn vốn hợp pháp khác. Đây là cố gắng rất lớn của chủ đầu tư nếu biết rằng tại nhiều dự án BOT, PPP xây dựng đường cao tốc khác, chi phí GPMB thường do Nhà nước bỏ vốn hỗ trợ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, việc thực hiện nhất quán những nội dung tại Quyết định số 2072 là tiền đề quan trọng để VEC có một cơ cấu tài chính hợp lý, đáp ứng yêu cầu của Luật Quản lý nợ công và đảm bảo sự phát triển bền vững của đơn vị, đặc biệt là khi Chính phủ xác định VEC vẫn là đầu tàu chủ lực trong việc phát triển hệ thống đường cao tốc trong giai đoạn 5 năm (2016 - 2020).
“Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công hạn hẹp, khả năng huy động vốn xã hội cho các dự án đường cao tốc chưa rõ ràng, VEC vẫn cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ mạnh, nhất quán từ Chính phủ và các bộ, ngành về cơ chế, tài chính đủ mạnh để đảm đương vai trò nòng cốt, với mục tiêu xây dựng ít nhất 1.000 km đường cao tốc vào năm 2020”, ông Long cho biết.
(责任编辑:Thể thao)
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Lao leaders hail army co
- Vatican official welcomed in Hà Nội
- Vatican official welcomed in Hà Nội
- Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- President welcomes delegates to auditing summit
- PM urges Carlsberg to expand investment in Việt Nam
- MRC official hails Việt Nam’s contributions
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Misuse of State asset case prosecuted
- Politburo mulls schemes to be submitted to Party Central Committee’s 8th meeting
- World Economic Forum on ASEAN kicks off
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Prime Minister hosts banquet on National Day
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- NA Chairwoman welcomes Hungarian chief prosecutor
- President Quang hosts Chinese Chief Justice
- WEF ASEAN 2018: PM receives Timor
- Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Party leader to visit Russia from Wednesday