VHO - Trong thế giới âm nhạc,ệnbêbốicủagiảithưởnglớhà lan vs pháp nghệ thuật âm nhạc và ngành công nghiệp âm nhạc, Giải thưởng Grammy hằng năm được coi là danh giá nhất và sự xác nhận cho đỉnh cao của vinh quang. Nó được Viện hàn lâm thu thanh của Mỹ trao lần đầu tiên năm 1959 và lễ trao giải luôn được tổ chức trong tháng 2 hằng năm - như trong ngày 4.2 vừa qua cho năm 2024.
Nhóm nhạc Milli Vanilli nhận giải thưởng Grammy vào năm 1990
Theo thời gian, bản thân giải thưởng này đã có giá trị thương hiệu lớn và giúp những nghệ sĩ đoạt giải gây dựng nên giá trị thương hiệu riêng. Lễ trao giải thưởng Grammy hằng năm luôn là sự kiện âm nhạc, văn hoá, giải trí và thương mại lớn trên thế giới. Vết rạn duy nhất trên bề mặt của viên ngọc này là vụ bê bối tai tiếng xảy ra cách đây 34 năm và là điều mà thời gian không thể làm quên đi được.
Năm ấy, vào tháng 2.1990, cặp song ca có tên gọi Milli Vanilli giành về được giải thưởng danh giá cho nhạc phẩm hit "Girl You Know It's true". Hai ca sĩ của cặp song ca này là Robert Pilatus và Fabrice Morvan. Cả hai đều là người Đức và sống ở Munich. Họ đều là những ca sĩ trẻ tài năng, thậm chí cả năng khiếu bẩm sinh nữa về ca hát, nhưng không nổi danh ở nước Đức. Thông thường trong thế giới âm nhạc, rất hiếm có ca sĩ đạt tới đỉnh điểm của vinh quang bằng cách "hữu xạ tự nhiên hương" mà đều lừng danh và thành công nhờ sự gây dựng rất bài bản và chuyên nghiệp của người quản lý hoặc nhà sản xuất. Cho nên người ta mới thường nói rằng "ngôi sao âm nhạc không tự xuất hiện và toả sáng mà được dựng nên và làm cho toả sáng". Người làm cho hai ca sĩ trẻ trên trở thành ngôi sao và rồi về sau đoạt Giải thưởng Grammy không phải ai khác mà là Frank Fabian - nhân vật được coi là huyền thoại trong giới âm nhạc ở nước Đức. Người này, mới qua đời cách đây vài tuần, đã sản sinh ra vô số ngôi sao sáng trên bầu trời của thế giới âm nhạc. Chẳng hạn như ban nhạc Boney M. là một trong số ấy.
Năm 1988, hai chàng trai kia gặp Frank Fabian. Bộ ba hội kín với nhau, làm ra một sản phẩm âm nhạc đặc biệt vô đối xưa nay ở chỗ sản phẩm âm nhạc này thành công nhất từ trước đến nay về âm nhạc và thương mại nhưng cũng lại tai tiếng và tệ hại chưa từng thấy vì không trung thực. Frank Fabian không để cho hai chàng trai kia hát thật mà chỉ máy môi theo nhịp và lời bài hát trong khi ở nhạc phẩm "Girl You Know It's true", giọng ca chính thức thuộc về Charles Shaw và Brad Howell. Nhạc phẩm được chủ ý sản xuất ra như thế và được trình diễn ở khắp nơi trên thế giới như thế. Không ai biết và phát hiện ra sự dối trá, kể cả trong một lần trình diễn gặp trục trặc kỹ thuật khiến nhạc và lời một đằng và ca sĩ máy môi một nẻo. Bài hát này đồng thời thuộc diện Top 5 ở 23 quốc gia, cho tới cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã bán đi được hơn 30 triệu bản. Ở nước Mỹ, nó 6 lần liền giành được Đĩa Platin, đứng đầu bảng xếp hạng hit 7 tuần liền. Milli Vanilli đi trình diễn gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới và được trao Giải thưởng Grammy năm 1990.
Bi kịch của cặp song ca này ở chỗ khi đạt tới đỉnh điểm của vinh quang cũng là lúc khởi đầu quá trình trượt dốc. Hai ca sĩ tự cho mình vĩđại nhất và thiên tài nhất, không còn coi ai ra gì, bất chấp mọi quy định về thuần phong mỹ tục trong văn hoá ứng xử, sa vào ăn chơi, sử dụng ma tuý và ngập trong rượu.
Khi Frank Fabian muốn sản xuất thêm nhạc phẩm hit nữa thì hai người này muốn hát thật chứ không tiếp tục dối trá. Họ dùng việc nâng thù lao để gây áp lực cho Frank Fabian, lần đầu nửa triệu DM và lần sau 1 triệu DM. Đến lần sau, Frank Fabian không chấp nhận và đã công khai sự thật. Vụ bê bối tai tiếng của Milli Vanilli và của Giải Grammy được hoàn tất. Cặp đôi bị thu hồi giải, bị kiện tụng, bị buộc phải nộp phạt về lừa dối. Cặp song ca không còn có đất dung thân. Hai người gắng gượng chung cũng như riêng, nhưng đều không thành công. Tháng 2.1998, Pilatus chết vì dùng thuốc kích thích quá liều khi mới 33 tuổi. Vụ tai tiếng này điển hình cho những góc khuất tối tăm trong thế giới âm nhạc và ở Giải Grammy.