当前位置:首页 > Cúp C2

【lyon đấu với lorient】Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Rủi ro từ sở hữu chéo là thách thức lớn

Hệ thống tài chính bộc lộ nhiều rủi ro

Tại hội thảo,óThủtướngVũVănNinhRủirotừsởhữuchéolàtháchthứclớlyon đấu với lorient Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, do mới ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cùng với việc phát triển trong điều kiện chưa có một nền tảng bền vững, hệ thống tài chính của Việt Nam đã tích tụ và bộc lộ những rủi ro, yếu kém như chất lượng tài sản giảm, nợ xấu tăng, thanh khoản kém. Đặc biệt, sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2008 cũng như khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, những rủi ro, yếu kém này đã bộc lộ rõ hơn.

Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã xác định tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng là một trong 3 trọng tâm tái cơ cấu kinh tế, nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng nhiều khó khăn, thách thức đang ở phía trước, nhiều việc cần phải làm để có một hệ thống tài chính thực sự lành mạnh, phát triển và bền vững. Các quy định mới nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính đã được bổ sung nhưng so với chuẩn mực quốc tế vẫn còn khoảng cách. Gia tăng nợ xấu đã được kiểm soát, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao.

Rủi ro phát sinh từ việc đầu tư đan xen giữa các định chế trên thị trường tài chính, nhất là giữa ngân hàng và chứng khoán, cũng như rủi ro phát sinh từ sở hữu chéo vẫn đang là những thách thức lớn.

Vì vậy, các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan giám sát tài chính phải tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực, kịp thời nhận dạng và xử lý rủi ro phát sinh; lành mạnh hóa hệ thống tài chính và xây dựng một mô hình giám sát hữu hiệu là một trong những mục tiêu quan trọng cần thực hiện cả trước mắt lẫn lâu dài.

Tăng cường giám sát với hệ thống tài chính ngân hàng

Hoi thao
Hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12. Ảnh: H.Y

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính trong quá trình tái cấu trúc, phòng tránh và giảm thiểu rủi ro của thị trường tài chính.

Kiên quyết xóa bỏ tình trạng “đô-la hóa”, “vàng hóa”, “tiền mặt hóa” nền kinh tế và thị trường ngầm về một số ngoại tệ mạnh khác; giảm thiểu những tác động tiêu cực từ sở hữu chéo trong hệ thống tài chính, ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hệ thống tài chính - ngân hàng thông qua các cơ quan kiểm tra, giám sát độc lập (thanh tra, kiểm toán), sự giám sát của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG cũng như của chính các tổ chức tài chính, tín dụng bằng các công cụ kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch UBGSTCQG, mục tiêu của hội thảo là tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về hệ thống quy chuẩn an toàn tài chính hiện nay, liệu đã đủ để đặt các định chế tài chính vào hành lang hoạt động an toàn hay chưa? Việt Nam đang đứng ở đâu khi mà nhiều nước trên thế giới đã cam kết triển khai các chuẩn mực an toàn mới trên cả 3 lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008?

Ông Vũ Viết Ngoạn cũng nhấn mạnh, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo với sự liên thông của cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp đã làm méo mó và lệch lạc các dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế và được coi là một trong những nguyên nhân gây nên những bất cập của hệ thống tài chính trong thời gian qua.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về việc đổi mới mô hình giám sát và phương pháp giám sát của Việt Nam theo hướng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Thực tế, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, nhiều nước trên thế giới đã tăng cường tính độc lập và thẩm quyền cho cơ quan giám sát tài chính, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính./.

Hoàng Yến

分享到: