Ngày 26/10,ệtNamthiếunghiêmtrọngnhàmáytáichếrálịch giải la liga Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO VN) tổ chức Hội thảo Hướng tới triển khai thành công quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR) tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho rằng, tại Việt Nam, hoạt động tái chế còn dựa chủ yếu vào lực lượng "phi chính thức" như đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế...
"Từ thu gom tới tái chế cần một quy trình theo tiêu chuẩn. Chúng ta đang thiếu nghiêm trọng cơ sở hạ tầng tái chế đạt tiêu chuẩn EPR, đặc biệt những nhà máy đủ khả năng tái chế các loại rác", ông Tiến nhấn mạnh và cho rằng, để giảm định mức tái chế cũng như thực hiện thành công EPR, các trụ cột, lực lượng cần cùng kết hợp chặt chẽ, liên kết, cùng thúc đẩy nhau tiến lên.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch PRO Việt Nam cho biết, quy định EPR sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 nên hội thảo sẽ đóng góp hoàn thiện về cách thức phát triển hiệu quả hệ thống thu gom, tái chế rác thải bao bì tại Việt Nam, cùng với những giải pháp thực thi trong lộ trình chuẩn bị và triển khai EPR.
Theo ông Ngọc Trai, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ EPR như một quy định bắt buộc của Luật Bảo vệ môi trường. Đây được xem là một bước tiến dài và nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
Do đó, những người tiên phong luôn là những người làm các công việc khó khăn nhất.
"Việc triển khai EPR hiệu quả sẽ giúp chúng ta đạt được các kỳ vọng về môi trường tốt đẹp hơn",ông Trai nói và cho rằng các nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi EPR chính thức đi vào thực thi. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các bên liên quan, đặc biệt sự tham gia tích cực của các tổ chức phi Chính phủ thì nhất định sẽ triển khai hiệu quả.
Ông Trai cũng cho rằng, áp dụng EPR, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi đổi tư duy thiết kế mẫu mã, chuyển đổi công nghệ, lao động cho phù hợp với chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng để đáp ứng hiệu quả trong thực thi thu gom tái chế rác thải.
Ngoài ra, các doanh nghiệp quan tâm là chính sách cho phát triển bền vững không kịp thời có thể mang tới những rủi ro nhà sản xuất không tính toán hết những rủi ro cho các bên liên quan.
Chẳng hạn, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa doanh nghiệp áp dụng EPR, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa công bố danh sách tổ chức trung gian và quy chế về chi phí tái chế sản phẩm bảo bì xử lý chất thải; hoặc EPR có hiệu lực từ đầu năm 2024, trong khi quy định phân loại rác thải lại có hiệu lực từ đầu năm 2025…
Doanh nghiệp mong muốn các cơ quan hữu quan cần có những tính toán, cân đối hợp lý về lợi ích ngắn hạn trong dài hạn để hướng tới môt mô hình hướng tới kinh tế tuần hoàn ít tác động chính sách không tích cực nhất đến doanh nghiệp…
Đồng thời, một yếu tố hết sức quan trọng là truyền thông làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong thực hiện bảo vệ môi trường khi thực hiện EPR.
“Sau hội thảo này, chúng tôi sẽ xây dựng bản đề xuất gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong tháng 11/2023 và hy vọng đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy việc hỗ trợ thực thi EPR thành công tại Việt Nam”, ông Ngọc Trai thông tin.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Giám đốc Quốc gia Tổ chức hành động vì Môi trường và Phát triển tại Việt Nam (ENDA Việt Nam) cho rằng, việc quy định EPR hiện nay tại Việt Nam có thành công hay mang lại hiệu quả tốt hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc phân loại rác thải tại nguồn của hộ gia đình, hộ kinh doanh, người mua bán và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bà Linh nhận định EPR sẽ thúc đẩy việc thành lập các công ty tái chế chuyên nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các cơ sở tái chế và các làng nghề. Hơn nữa, các quy định EPR sẽ yêu cầu các cơ sở tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của pháp luật.
Còn ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch VPPA, Tổng Giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến cho rằng, hiện các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vì hệ thống thu gom rác ở các cơ sở chưa được phân loại nguồn nên khi đưa về nhà máy tái chế rất mất công và thời gian.
Theo số liệu ước tính, hiện tổng sản lượng vỏ hộp đồ uống giấy các thương hiệu đưa ra thị trường Việt Nam tiêu thụ là khoảng 100.000 tấn/năm và có tỷ lệ thu gom tái chế chưa đến 5%, rất thấp nếu so với tỉ lệ thu gom các loại giấy nói chung là gần 48%.
Thách thức trong việc tái chế hiện nay đưa ra là việc tái chế gây hao mòn thiết bị nhanh, chi phí bảo trì - bảo dưỡng cao. Ngoài ra, tỉ lệ thu hồi sơ sợi thấp hơn so với tái chế giấy thông thường, tối đa chỉ đạt 65%.
下一篇:Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
相关文章:
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Xe hơi bay sẽ chính thức trình làng vào cuối năm
- Vì sao Toyota Yaris 2016 hút khách?
- Đề nghị thu hồi giấy phép thành lập công ty chủ đầu tư trường Quốc tế Mỹ AISVN
- Singapore dùng robot bay giao hàng
- Màn ‘tra tấn’ xe VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 ở châu Âu
- Lexus LS 2018 có gì mới?
- Ô tô đỗ sát đường tàu, tài xế bỏ đi mất hút
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Sẵn sàng tri thức cho những công dân toàn cầu
相关推荐:
- 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- Ngày 9/9, nhiều tỉnh, thành phố vẫn cho học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 3
- Sôi động thị trường sách giáo khoa online
- BMW sẽ chế tạo SUV hạng sang trên nền tảng Toyota Land Cruiser?
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- Hơn 23 triệu học sinh chính thức bước vào năm học mới
- Infographics: 12 thị trường cung cấp ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam
- Cách chỉnh gương chiếu hậu xe ô tô để tránh điểm mù
- Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- Vespa LX iGet