【soi keo freiburg】Dồn sức xoá nghèo bền vững

时间:2025-01-25 15:08:49来源:88Point 作者:Cúp C2

Báo Cà MauHuyện U Minh xác định, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, từ đó phát huy nội lực của cộng đồng, hình thành các mô hình giảm nghèo phù hợp và hiệu quả.

Huyện U Minh xác định, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, từ đó phát huy nội lực của cộng đồng, hình thành các mô hình giảm nghèo phù hợp và hiệu quả.

Hộ nghèo tăng theo chuẩn đa chiều

Theo chuẩn nghèo mới, gia đình ông Nguyễn Thanh Toàn (51 tuổi, Ấp 11, xã Nguyễn Phích) là 1 trong 18 hộ nghèo mới phát sinh của ấp. Với 1,5 ha đất nông nghiệp nhiễm phèn nặng, trũng thấp nên vụ lúa mùa vừa rồi gia đình ông không có lúa ăn và chịu cảnh lỗ vốn. Rồi các khoản phí học hành của 3 đứa con (lớp 12, lớp 11 và lớp 8) khiến gia đình ông ngày càng khó khăn, kiệt quệ.

Cây tràm hơn 6 tháng tuổi của gia đình CCB Châu Văn Thành (Ấp 11, xã Nguyễn Phích) đang trong giai đoạn phát triển tốt.

Hoàn cảnh gia đình ông Huỳnh Văn Nhanh (62 tuổi, Ấp 11, xã Khánh Tiến) cũng không khá hơn. Không đất sản xuất, cuộc sống của hai vợ chồng già đều phụ thuộc vào số tiền làm thuê hằng ngày của ông, nên dù muốn trả sổ cận nghèo ông cũng không dám vì sợ vợ ông phát bệnh lại không có bảo hiểm y tế.

Không nghèo gay gắt nhưng 13 năm qua gia đình anh Bùi Minh Phụng (Ấp 11, xã Nguyễn Phích) phải xoay đủ nghề để trang trải cuộc sống gia đình và lo cho 2 con đang đi học (lớn lớp 11, út lớp 6). Anh Phụng chia sẻ: "Do đất trũng, nhiễm phèn nặng và nạn chuột nên 13 năm với 13 mùa lúa chỉ có duy nhất 1 mùa lúa gia đình tôi huề vốn". Ðể có tiền lo cho gia đình, anh học nghề sửa xe, bán tạp hoá trước nhà, còn vợ anh đi về hơn 40 km/ngày bán quần áo tại chợ Khánh Hội (xã Khánh Hội).

Trưởng Ấp 11, xã Nguyễn Phích Trần Quốc Việt cho hay, ấp có đến 44 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều. Ðể hộ nghèo, cận nghèo có thể thoát nghèo bền vững, địa phương rất cần có những mô hình giảm nghèo bền vững và sự trợ sức từ nguồn vốn, nước sạch để người nghèo có điều kiện chăn nuôi, trồng trọt tăng thu nhập. 

 Mở hướng thoát nghèo

Xác định không thể gắn bó với cây lúa kém hiệu quả, gia đình anh Bùi Minh Phụng và 19 hộ dân Ấp 11, xã Nguyễn Phích đã “xé rào” trồng keo lai, tràm. Tuy chưa tròn năm nhưng những thửa tràm, những bờ keo lai đang trong giai đoạn phát triển tốt và hứa hẹn cho năng suất cao. Anh Phụng tính toán: "Trước đây gia đình tôi chỉ trồng tràm trên bờ bao khoảng 400 m2, sau khi tràm được 5 năm tuổi tôi bán hơn 15 triệu đồng".

Tháng 10 âm lịch vừa qua, cựu chiến binh (CCB) Châu Văn Thành (Ấp 11, xã Nguyễn Phích) quyết định đầu tư hơn 20 triệu đồng thuê xáng kê liếp, trồng tràm trên diện tích 1,5 ha đất trũng, nhiễm phèn. Tràm đã hơn 6 tháng tuổi, đang trong giai đoạn phát triển tốt. CCB Châu Văn Thành tính toán: Nếu cứ tiếp tục trồng lúa thì đời sống người dân nơi đây không thể nào phát triển. Việc kê liếp trồng tràm sau 2 mùa bà con có thể gác kèo ong và sau 4-5 năm cây tràm có thể thu hoạch. Với giá thị trường như hiện nay (khoảng 70-80 triệu đồng/ha tràm), chuyện thoát nghèo của người dân nơi đây mới có thể thành hiện thực.

Chuẩn nghèo mới được xem xét dựa trên 5 tiêu chí gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin. Theo đó, số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trên địa bàn huyện U Minh là 5.394 hộ, chiếm 21,69% tổng số hộ toàn huyện, tăng 2.731 hộ so với chuẩn cũ; hộ cận nghèo là 1.157 hộ, chiếm 4,65%, giảm 272 hộ so với chuẩn cũ.

Gần trọn cuộc đời gắn bó với biển, CCB Nguyễn Văn Sự (75 tuổi, Ấp 11, xã Khánh Tiến) phấn khởi khi nghe thông tin UBND huyện giao bãi sò về cho địa phương quản lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo có “cần câu cơm”. CCB Nguyễn Văn Sự tính toán: "Trữ lượng sò giống từ cống Tiểu Dừa đến Hương Mai rất lớn. Nếu UBND huyện, các ngành có liên quan hỗ trợ xác định ranh giới, thành lập được hợp tác xã giao cho hộ nghèo, cận nghèo quản lý, khai thác thì cơ hội thoát nghèo của người dân sẽ cao hơn".

Theo Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba, cùng với công tác đưa hộ nghèo, cận nghèo vào hợp tác xã quản lý, khai thác sò giống thì việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng tràm, keo lai xen canh trồng chuối sẽ là những phương án được huyện U Minh triển khai đến tận người dân. Bên cạnh đó, các địa phương vận động người dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để vừa tranh thủ nguồn vốn phát triển kinh tế, vừa đảm bảo đầu ra của sản xuất, có như thế công tác thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững mới đạt hiệu quả cao.

Cái gốc của công tác giảm nghèo vẫn là cải thiện thu nhập, ổn định sinh kế, khuyến khích hộ nghèo có ý thức vươn lên. Mặc dù có nhiều khó khăn trước mắt trong công tác giảm nghèo tiếp cận đa chiều, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái và thành tựu của quá trình giảm nghèo qua các giai đoạn là điều kiện quan trọng để U Minh thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra.

Giai đoạn 2016-2020, huyện U Minh đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững, giảm nghèo có địa chỉ. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân từ 4% trở lên so với cuối năm 2015. Riêng từ nay đến cuối năm 2016, huyện U Minh phấn đấu giảm 1.385 hộ nghèo và 125 hộ cận nghèo./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

相关内容
推荐内容