【ket qua bd hom qua】Đề xuất quy định về việc thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp

  发布时间:2025-01-09 12:16:47   作者:玩站小弟   我要评论
Người lao động được quyết định mức đóng các quỹ xã hội, từ thiệnSáng 27/5, Quốc hội đã nghe các báo ket qua bd hom qua。

Người lao động được quyết định mức đóng các quỹ xã hội,Đềxuấtquyđịnhvềviệcthựchiệndânchủtạicácdoanhnghiệket qua bd hom qua từ thiện

Sáng 27/5, Quốc hội đã nghe các báo về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, dự thảo luật có nhiều điểm mới.

Cụ thể, dự thảo luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó: bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.

Về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, dự thảo bổ sung các hình thức công khai thông tin, lấy ý kiến thông qua hệ thống thông tin nội bộ, đăng trên cổng, trang thông tin của cơ quan, đơn vị; quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục cán bộ, công chức, viên chức kiểm tra và giám sát; bổ sung hình thức giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, dự thảo luật bổ sung nội dung người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại doanh nghiệp; quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục người lao động kiểm tra và người lao động giám sát…

Trong quá trình xây dựng, trình dự án luật, quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp còn có ý kiến khác nhau được Chính phủ trình Quốc hội xin ý kiến. Theo đó, loại ý kiến thứ nhất đề nghị dự án luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp. Loại ý kiến thứ hai đề nghị dự án luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là quan điểm Chính phủ thống nhất.

Cần có nội dung đặc thù với doanh nghiệp nhà nước

Thẩm tra dự án luật này, Ủy ban Pháp luật Quốc hội tán thành với sự cần thiết, cũng như nhiều nội dung Chính phủ trình. Theo báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng trình bày, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật để quy định việc thực hiện dân chủ cơ sở đối với 3 loại hình cơ sở chính, gồm: xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.

Đồng thời, ủy ban tán thành giao các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định cụ thể việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù như: các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.

Về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất được nêu trong tờ trình của Chính phủ. Theo đó, trong luật có một chương riêng quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động); đồng thời có một số nội dung quy định đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước, bởi đây là các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng các nguồn lực công nên có những đặc điểm, yêu cầu riêng về tổ chức, quản lý, kiểm soát không giống như các doanh nghiệp thông thường khác.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc luật quy định sâu hơn về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước, kiểm soát tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào dự thảo luật các quy định chi tiết, cụ thể hơn thể hiện rõ đặc thù trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được bàn bạc, quyết định và kiểm tra để tạo cơ sở pháp lý cho người lao động thực hiện quyền làm chủ một cách thực chất, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị luật này chỉ nên quy định về thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp nhà nước là nơi trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước mà không điều chỉnh đối với các loại doanh nghiệp khác, bởi mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nói chung được xác lập trên cơ sở quan hệ lao động với nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng thuê mướn nhân công, khoán việc; cơ chế giải quyết các mâu thuẫn, xung đột được thực hiện thông qua việc đối thoại, hòa giải, thương lượng, trọng tài.

Các nội dung này đang được quy định tại Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn và thực tế chưa có vướng mắc. Do đó, nếu quy định về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp như trong dự thảo luật thì vừa chồng chéo, trùng lặp, có khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khu vực ngoài nhà nước trong quá trình thực hiện, vừa không đúng bản chất của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo chương trình, ngày 14/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án luật này./.

相关文章

最新评论