【soi kèo youngboy】Bổ sung cảng Trần Đề vào quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cảng Trần Đề là “ứng viên” được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và là cửa ngõ quốc tế phục vụ phát triển kinh tế- xã hội,ổsungcảngTrầnĐềvàoquyhoạchvùngĐồngbằngsôngCửsoi kèo youngboy an ninh quốc phòng của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có công văn số 1991/UBND – TH đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tưxem xét bổ sung Cảng biển Trần Đề vào Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long  thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, do hệ thống cảng biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong sông, hệ thống luồng lạch bị sa bồi tại các cửa sông, cửa biển nên các tàu trọng tải lớn không ra, vào được, do vậy hàng xuất nhập khẩu toàn vùng chủ yếu đang được vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy nội địa, tiếp chuyển về các cảng biển Đông Nam Bộ.

Điều này làm cho chi phí vận chuyển mỗi tấn hàng hóa tăng thêm 6 - 8USD/tấn, dẫn đến giảm sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước khác trên thị trường thế giới, khó khăn trong hoạt động thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời gia tăng áp lực lên các tuyến vận tải hàng hóa theo tuyến Bắc - Nam bằng đường bộ. Bên cạnh đó, hiện các tuyến đường thủy nội địa từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long về Tp.HCM hiện đã quá tải và không phát huy được thế mạnh của hệ thống đường thủy nội địa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, để tháo gỡ nút thắt trong hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu mà trọng tâm là giảm dần chi phí logistics của vùng tiệm cận với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và khu 2 vực, từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT chủ trì, nghiên cứu lập quy hoạch cảng biển lớn vùng  Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc hình thành một cảng biển lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nhu cầu rất bức thiết. Tuy nhiên, mức độ khả thi về kinh tế, kỹ thuật cần được xem xét, đánh giá qua từng giai đoạn, cụ thể giai đoạn đến năm 2010, tập trung hoàn tất các thủ tục cần thiết và hoàn thành việc cải tạo luồng tàu vào sông Hậu qua cửa Định An cho tàu 10.000 - 20.000 DWT; giai đoạn đến năm 2020 hoàn thành nghiên cứu chi tiết khả năng xây dựng cảng cứng tại vị trí thích hợp ngoài cửa sông Hậu cho tàu trọng tải đến 30.000 - 50.000 DWT hoặc lớn hơn đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải kết nối tới cảng phục vụ cho sự phát triển lâu dài sau những năm 2020.

Đến thời điểm hiện tại, dự ánđầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu đã hoàn thành đưa vào khai thác và bước đầu phát huy hiệu quả, đáp ứng cho tàu biển có trọng tải 10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu. Việc nghiên cứu đánh giá khả năng quy hoạch một cảng cho tàu biển trọng tải lớn (vượt qua khả năng nâng cấp cải tạo cửa sông) để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng  Đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế tiếp chuyển qua các cảng thuộc Nhóm 5 cần được thực hiện phục vụ cho sự phát triển lâu dài sau những năm 2020.

Được biết, trong suốt thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về khả năng quy hoạch cảng biển lớn vùng  Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện như: các đề xuất trong các nghiên cứu Quy hoạch chi tiết cảng biển Nhóm 5 và 6 do Bộ GTVT thực hiện; xây dựng cảng nổi ngoài cửa biển Định An do Công ty dịch vụ vận tải Sài Gòn liên doanh với Singapore đề xuất; xây dựng cảng cứng ngoài khơi bờ biển Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng do Tập đoàn tài chínhđa quốc gia Don Bosco, Ward & Norpar hợp tác với tập đoàn Hoa kỳ Lig Marine Group và UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất tháng 2 năm 1999; xây dựng cảng Hòn Khoai tỉnh Cà mau do Công ty Vân Phong hợp tác với Công ty Bechtel - Hoa kỳ và UBND tỉnh Cà mau đề xuất năm 2015; xây dựng cảng Nam Du do Tập đoàn Tân Tạo đề xuất năm 2008.

Các nghiên cứu nói trên đều khẳng định việc xây dựng một cảng cho tàu biển trọng tải lớn (vượt qua khả năng nâng cấp cải tạo cửa sông) để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế tiếp chuyển qua các cảng thuộc Nhóm 5 là nhu cầu cần thiết.

Hiện tại, Bộ GTVT đang tiến hành các bước nghiên cứu theo đúng quy định, đến thời điểm hiện tại báo cáo nghiên cứu đã đánh giá tất cả các địa điểm tiềm năng được đề cập trong các nghiên cứu độc lập trước đây (trong đó bao gồm cả vị trí ngoài khơi cửa kênh quan Chánh Bố, tỉnh Trà Vinh), phân tích so sánh các vị trí, từ đó xác định khu vực ngoài khơi từ của Trần Đề đến cửa Mỹ Thanh là vị trí phù hợp nhất để quy hoạch xây dựng một cảng cho tàu biển trọng tải lớn làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng  Đồng bằng sông Cửu Long do khu vực này nằm tại trung tâm vùng hạ lưu sông Hậu, kết nối đường thủy nội địa, đường bộ thuận lợi nhất đến trung tâm vùng  Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ cũng như đến các cảng và đầu mối logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được đầu tư xây dựng theo các quy hoạch.

Thực tế đã có các tuyến đường bộ gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91C, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ 60 và tuyến đường thủy nội địa chính từ cửa sông Hậu đến Campuchia cùng các hành lang kết nối từ các tỉnh trong vùng  Đồng bằng sông Cửu Long về sông Hậu ra cửa Trần Đề đảm bảo cho hoạt động đầu tư, khai thác cảng. Tương lai còn có tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh - Sóc Trăng cùng mạng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa nội vùng, liên vùng khác kết nối tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh trong vùng  Đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong tiểu vùng sông Mêkong.

Quy mô cảng Trần Đề được tính toán phù hợp với vai trò chức năng là cảng cửa ngõ làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp vùng  Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho Campuchia và các nước tiểu vùng sông Mêkong theo các tuyến đường thủy nội địa và kết hợp trung chuyển (chuyển tải) than nhập khẩu cho các trung tâm điện lực vùng  Đồng bằng sông Cửu Long, với năng lực thông qua năm 2030 khoảng 50 đến 55 triệu tấn/năm (chưa bao gồm các bến thủy nội địa phục vụ tiếp chuyển hàng hóa phía trong bờ), định hướng phát triển của cảng với công suất có thể đạt 130 đến 150 triệu tấn/năm.

Quy hoạch đến năm 2030 khu bến chính ngoài khơi Trần Đề có 7 cầu cảng chiều dài 2.500m, tiếp nhận cỡ tàu tổng hợp, container đến 100.000 DWT, tàu hàng rời đến 160.000DWT và khoảng 150 ha kho bãi cùng 5,35km đê chắn sóng và tuyến cầu vượt biển kết nối cảng với bờ dài 10 - 16km. Khu bến tiếp chuyển nội địa phía trong bờ có chiều dài 3.000m, tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 - 5.000 DWT, xà lan biển đến 10.000 DWT cùng khu dịch vụ, công nghiệp hậu cần logistics sau cảng có diện tích quy hoạch khoảng 4.000 ha. Tổng diện tích quy hoạch (bao gồm cả vùng đất và vùng nước) là 5.750ha; tổng vốn thực hiện quy hoạch ước tính khoảng 50.509 tỷ đồng, với nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch được thực hiện trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội, không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định sẽ phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất xây dựng khung pháp lý, tạo cơ chế, công bố quy hoạch, sau đó kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân.

“Với những lợi thế lớn về vị trí địa lý Cảng biển Trần Đề sau khi quy hoạch được công bố và kêu gọi đầu tư thành công sẽ là bước đi quan trọng hướng đến việc trở thành một điểm kết nối hàng hải quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu và mở cánh cửa ra thế giới cho vùng  Đồng bằng sông Cửu Long”, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đánh giá.

Cúp C1
上一篇:Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
下一篇:Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác