88Point88Point

【bènica vs】Gỡ vướng cơ chế tự chủ cho trường đại học

HVTC là đơn vị được thực hiện tự chủ tài chính theo cơ chế của Bộ Tài chính; Ảnh: Phương Mai

Đó là thông tin được GS.TS.NGND Ngô Thế Chi - Giám đốc Học viện Tài chính (HVTC) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên Thời báo Tài chính Việt nam.

* Thưa Giáo sư,ỡvướngcơchếtựchủchotrườngđạihọbènica vs quan điểm của Giáo sư như thế nào về cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập hiện nay?

HVTC là đơn vị được thực hiện tự chủ tài chính theo cơ chế của Bộ Tài chính, bên cạnh thuân lợi là mở ra vấn đề được tự chủ nhưng lại gặp không ít khó khăn vì thiếu đồng bộ tự chủ tài chính với nhân sự, bộ máy, quản lý và sử dụng tài sản...

GS. Ngô Thế Chi - Giám đốc Học viện Tài chính

- Về chính sách của Nhà nước, các trường đại học công lập đã được tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, Nghị định 43 mới chỉ là giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ thực sự về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp. Đây là một bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo.

* HVTC hiện nay đang triển khai thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo phương án thí điểm của Bộ Tài chính. Vậy cái khó nhất trong quá trình triển khai công tác này tại Học viện là gì, thưa Giáo sư?

- HVTC là đơn vị được thực hiện tự chủ tài chính theo cơ chế của Bộ Tài chính, bên cạnh thuân lợi là mở ra vấn đề được tự chủ nhưng lại gặp không ít khó khăn vì thiếu đồng bộ tự chủ tài chính với nhân sự, bộ máy, quản lý và sử dụng tài sản...Thứ nhất, là học phí mặc dầu có tăng theo lộ trình nhưng để học phí đảm bảo được tự trang trải các chi phí thì với số học phí đó cũng chưa tương xứng. Thứ hai là về cơ sở vật chất các trường đại học lớn ngày xưa, trong đó có HVTC đất đai rất chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ. Trong khi đó, tiêu chí của Bộ thì lại giao chỉ tiêu phải dựa vào giảng viên cơ hữu, đất sở hữu, chưa được phép tính đến cơ sở vật chất đi thuê ( ít nhất là một khóa học) và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Hơn nữa, Học viện thuộc Bộ Tài chính nên về tổ chức bộ máy và biên chế, tuyển dụng chưa được phân cấp đầy đủ. Thứ ba, là định mức thu - chi tồn tại mấy chục năm nay đến nay đã quá lạc hậu; không thể thực hiện tự chủ với định mức đã quá cũ. Đơn cử, học phí, lệ phí trong giáo dục hiện nay có phát sinh các khoản chi nhưng không có trong danh mục thu hay như việc học lại, thi lại của sinh viên nếu không thu thì lấy đâu ra để chi cho việc tổ chức học lại thi lại. Bên cạnh đó, bình quân giáo viên được hơn 2 triệu đồng để nghiên cứu khoa học; kinh phí đi thực tế cho giảng viên không có. Khấu hao máy móc thiết bị trong trường học giảng 3 ca liên tục, tính ra chỉ hơn một năm là hết khấu hao, không dùng được nữa, trong khi đó chế độ quy định thì 5 năm mới hết khấu hao. Trường phải chờ hết khấu hao mới được sắm mới.

* Thưa giáo sư, để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế tự chủ tài chính, về phía Học viện cần được tạo những điều kiện gì?

- Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế tự chủ tài chính, theo tôi thứ nhất, về phía Chính phủ nên có nghiên cứu, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 để xem những gì thực sự đã đạt được, chưa đạt được nhằm điều chỉnh cho phù hợp. Thứ hai, đổi mới chính sách học phí và các định mức chi cho phù hợp với hiện nay và từng thời kỳ. Thứ ba, các cơ sở giáo dục cần được tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế nhân sự; tự chủ trong tuyển sinh; các Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo, không cần thiết can thiệp sâu vào hoạt động của các cơ sở đào tạo. Thứ tư, là vấn đề sử dụng tài sản cần phải có sự đổi mới, quy định cho các trường thực hiện chế độ khấu hao hợp lý. Giao quyền cho người đứng đầu tự quyết các vấn đề trên đây trong khuôn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Đối với các cơ sở đào tạo, cần tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng. Phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn, coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài…

- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Để các cơ sở đào tạo nói chung và HVTC nói riêng thực hiện tốt tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì phải cho các cơ sở này được quyết định một số vấn đề có liên quan như mức thu học phí, định mức chi, tổ chức bộ máy, nhân sự và chế độ sử dụng và khấu hao tài sản... Mức thu học phí và định mức chi hiện nay đã không còn phù hợp. Không có các quyền trên thì khó thực hiện tự chủ được./.

Hồng Sâm

赞(5268)
未经允许不得转载:>88Point » 【bènica vs】Gỡ vướng cơ chế tự chủ cho trường đại học