【1.000.000.000 lệ kèo】Dóc tổ đáng yêu

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:52:23 评论数:

Sinh thời,óctổđángyê1.000.000.000 lệ kèo GS Sử học Trần Quốc Vượng từng khẳng định, Quảng Nam là một trong những cái nôi của chữ quốc ngữ. Vùng đất này cũng là quê hương, là nơi hun đúc tính cách khảng khái, quyết liệt của nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng của nhiều văn nghệ sĩ như nhà thơ Phan Khôi – cây cao bóng cả làng thơ mới, nhà thơ “độc, lạ” Bùi Giáng, nhà văn Nguyên Ngọc, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Thuận Yến… Người Quảng thô mộc, chân thành, dí dỏm, nhưng có khi cũng thâm thuý ra trò.

Bạn đã nghe người Quảng nói lái chưa? Họ vận dụng lối chơi ngôn ngữ này vào câu đối một cách… tuyệt chiêu. Kiểu như “Biệt thự bự thiệt”. Từng có nhà văn đố bạn đối lại vế này mà bạn ông chưa ai đưa ra được lời đáp thoả đáng. Mãi sau mới có một nhà giáo về hưu đối lại bằng một câu được nhiều người gật gù tán thưởng: “Dinh cơ dơ kinh”. (Dơ kinh: Rất đáng xấu hổ. Phương ngữ Quảng Nam thường dùng lối nói cảm thán này: Đẹp thiệt, xấu kinh…).

Hầu trà các văn nghệ sĩ gốc Quảng, có lần tôi còn được nghe một nhà giáo về hưu đọc câu đối (không rõ ông tự sáng tác hay sưu tầm ở đâu): “Lên cầu Cây Sanh bẻ cành cây sâu, vô cầu Ông Bộ đánh bồ ông cậu”. Khó đến lắt léo! Trong câu có đến hai địa danh có thật (Cây Sanh, Ông Bộ) và 2 chỗ nói lái 3 chữ (cầu Cây Sanh - cành cây sâu; cầu Ông Bộ - bồ ông cậu). Có người đối lại: “Làm ban lãnh đạo thành bao lãnh đạn, như mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo”. Chưa chỉnh, vì chỉ giải quyết được phần nói lái, còn ý tứ và phần địa danh chưa “đối xứng”; nhưng nghe cũng đã khá thú vị.

Một vế đối khác: “Ba đi xe con”. Xe con vừa là ô tô, vừa là xe của con. Lần này, dù “xuất đối dị, đối đối nan”, nhưng đã có bậc cao thủ đối lại: “Ông nằm giường bố”. Giường bố là loại giường xếp, với tấm lót bằng vải bố; nhưng lại cũng có nghĩa là giường của bố. Ông đối với ba, bố đối với con. Chuẩn cả ngữ lẫn nghĩa.

Người Quảng là thế đấy. Kể cả khi muốn bày tỏ tình cảm, cách nói của họ cũng… chẳng giống ai:

“Anh về bắt một con lươn/ róc thịt bán chín lạng bạc, cái xương đẽo cày/ phần đuôi đẽo cái đòn xoay/ đầu cong bịt bạc, đầu ngay phết vàng/ phần dư làm cái đà ngang/ bắc qua ao cá cho nàng rửa chân”!

Tôi có thể hình dung cô gái khi nghe chàng trai đọc những câu thơ này khó lòng mà kìm được câu “Dóc tổ” (tiếng địa phương, có nghĩa là “bốc phét quá chừng đi”) với một nụ cười thẹn thùng nhè nhẹ.