当前位置:首页 > Cúp C2 > 【verona vs torino】Các chuyên gia lo lắng về sự lạc điệu của nền kinh tế 正文

【verona vs torino】Các chuyên gia lo lắng về sự lạc điệu của nền kinh tế

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-26 06:45:06

cac chuyen gia lo lang ve su lac dieu cua nen kinh te

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam bị đánh giá là chưa thành công. Ảnh: Lương Bằng

Ngày 19-11,ácchuyêngialolắngvềsựlạcđiệucủanềnkinhtếverona vs torino Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam. Trong bài nghiên cứu chi tiết của mình, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: Chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, giá cả và tiến triển trên đường hội nhập. Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng, kinh tế cao nhiều năm liên tục, đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói…

Theo TS Trần Đình Thiên, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế của Việt Nam, trước hết là ở việc giải phóng các nguồn lực và hình thành tư duy phát triển kinh tế mới.

Nếu coi các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là sản phẩm chủ lực của Việt Nam, thì năm 2001 cả nước mới có 4 sản phẩm chủ lực. Đến năm 2010, số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tăng 5 lần. Trong số này, có các nhóm sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao. Năm 2014 cả nước có 7 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Tuy nhiên thế giới lại luôn vận động theo quy luật đào thải khắc nghiệt. Điều ấy khiến vị chuyên gia này không khỏi lo ngại. Hệ quả nhãn tiền là Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn, đặc biệt là Trung Quốc bỏ lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.

Dẫn bức tranh biếm họa về người nông dân Việt Nam vác cây cuốc, trước mặt là chữ WTO với đầy thiết bị linh kiện điện tử, TS Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam ví von: Việt Nam như một ông nông dân mang cuốc bước vào sân chơi hội nhập với toàn các ông lớn phát triển hiện đại. Như thế có hội nhập được không?

Lấy dẫn chứng các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines vẫn loay hoay trong bẫy thu nhập trung bình rồi so sánh với Hàn Quốc, Đài Loan, TS Vũ Tuấn Anh chia sẻ: Có học giả nước ngoài cho rằng các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài và khai thác tài nguyên thiên nhiên thì trước sau gì cũng bị sa lầy.

“Chúng ta phải tự thay đổi, đừng chờ TPP, chờ FDI, chờ áp lực. Người Việt Nam phải mạnh mẽ hơn, tự cường hơn, tinh thần ấy ít nhất phải như Hàn Quốc, Triều Tiên” – TS Vũ Tuấn Anh nhắn nhủ.

Nhấn mạnh không nói nhiều đến các ưu điểm vì “nói nhiều rồi”, GS.TS Nguyễn Quang Thái, Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế Việt Nam đi sâu nói về vấn đề tụt hậu để “xem xét tiến lên như thế nào”.

Ông nói: Cách đây 25 năm chúng tôi đã nói đến hai từ “lạc điệu” này . Chẳng hạn, là nước nông nghiệp nhưng chúng ta lại muốn làm ngay công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chỉ muốn công nghiệp nặng.

Khi bàn về tương lai đất nước, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược nhấn mạnh “Dứt khoát phải theo kinh tế thị trường”. Trong đó, ông thẳng thắn đề cập đến tầm quan trọng đặc biệt của năng lực người lãnh đạo đất nước.

Là người phát biểu sau cùng ở hội thảo, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan tổng kết trong 30 năm qua, Việt Nam có 3 bài học hay và 3 bài học dở. “Nhìn lại 30 năm qua, chúng ta hãy rút ra các bài học, cả bài học tốt lẫn bài học dở, nếu không sẽ vô phương, không có cách nào tiến lên cả.” – ông Vũ Khoan nói.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh