【bảng xh c1】Thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu: Chờ hướng dẫn từ Chính phủ
Tạm hoãn?ếtiêuthụđặcbiệtvớiôtônhậpkhẩuChờhướngdẫntừChínhphủbảng xh c1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) dự kiến có hiệu lực từ 1-7 có những điều chỉnh thay đổi mức thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô. Hoan nghênh các quy định về mức thuế suất mới cũng như việc thông tin về lộ trình thuế TTĐB, nhưng đại diện 10 thương hiệu ô tô nhập khẩu chính hãng lớn tại Việt Nam cũng bày tỏ sự băn khoăn và cho rằng phương thức tính thuế mới theo dự luật chưa rõ ràng trong một văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ.
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng các doanh nghiệp cho rằng, tỷ lệ để so sánh với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại làm căn cứ tính thuế thay vì cố định thì lại được thay đổi thành khung tỷ lệ với biên độ chưa xác định.
Cùng với đó, việc xác định “cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại” (nhà bán sỉ/nhà phân phối) là chưa cụ thể, khi mà mối quan hệ trong "cơ sở có mối quan hệ liên kết” chưa được định nghĩa trong bất cứ văn bản Luật nào trên thực tế.
Đặc biệt, các doanh nghiệp này e ngại việc hiện chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch triển khai Luật mới, trong khi ngày hiệu lực dự kiến chỉ còn khoảng chưa đầy 2 tháng nữa.
“Khi phương pháp tính thuế TTĐB mới được triển khai vào 1-1-2016, mặc dù Nghị định và Thông tư hướng dẫn đã được phát hành trước đó, các nhà nhập khẩu chính thức đã không thể thực hiện kê khai phần thuế TTĐB tăng thêm cho Cục Thuế do hệ thống kê khai trực tuyến đã không cập nhật mẫu biểu mới cho đến gần cuối tháng 3-2016. Các nhà nhập khẩu chính thức hoàn toàn không muốn một lần nữa phải đối mặt với tình trạng muốn kê khai và tuân thủ luật Thuế mà lại không thể làm được”,văn bản của các doanh nghiệp nêu rõ.
Cũng theo các nhà nhập khẩu, việc kinh doanh ô tô mới nhập khẩu chính hãng được căn cứ trên 6 tháng thời gian chờ tính từ lúc bắt đầu đặt hàng sản xuất đến lúc bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam. Chính vì thế, việc không thể báo giá bán bằng Việt Nam đồng một cách tương đối chính xác cho khách hàng khi nhận đặt hàng trong thời gian này cho ô tô giao sau ngày 1-7 sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp này và hệ quả tất yếu là sẽ làm sụt giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Do vậy, các nhà nhập khẩu kiến nghị Bộ Tài chính duy trì phương thức tính thuế hiện tại theo quy định của điều Luật thuế sửa đổi, bổ sung đã được áp dụng từ ngày 1-1-2016 và tạm hoãn áp dụng phương thức tính thuế TTĐB mới cho đến khi xác định cụ thể tỷ lệ để so sánh với giá bán bình quân, xác định rõ nghĩa cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại, cũng như khi có định nghĩa cụ thể "cơ sở có mối quan hệ liên kết”, tránh sự nhầm lẫn và diễn dịch sai.
Hơn nữa, việc liên tục điều chỉnh chính sách thuế trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu để có những thay đổi và điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp. Điều này cũng sẽ tác động đến thị trường, sức mua và gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thuế đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Cần kiên nhẫn
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã nhận được văn bản kiến nghị của các doanh nghiệp ô tô nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Thi cho rằng, Luật mới được Quốc hội ban hành, các đơn vị liên quan cần kiên nhẫn chờ Nghị định của Chính phủ để có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.
Trên thực tế, trước khi chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế vào ngày 6-4-2016, Quốc hội cũng đã nhiều lần thảo luận và lắng nghe giải trình, tiếp thu của Chính phủ. Trước khi đưa ra Quốc hội, thường trực Chính phủ cũng đã nhiều lần họp bàn và Bộ Tài chính cũng đã gửi xin ý kiến rộng rãi về những đề xuất sửa đổi của mình.
Những đề xuất của Bộ Tài chính trong Luật này trước hết đáp ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quy định các bộ phối hợp xây dựng công thức xác định giá tính thuế TTĐB tạo sự bình đẳng giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Hơn thế nữa, trước đó, nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã có kiến nghị xem xét điều chỉnh quy định để tránh tình trạng một số đơn vị lách thuế. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA) cũng đã từng có văn bản kiến nghị về mức giá tính thuế hiện tại của xe nhập khẩu đang được ưu đãi hơn. Theo VAMA, thông thường, giá tính thuế với xe nhập khẩu chỉ bằng 80% so với xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Như vậy, việc xác định lại giá tính thuế nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh, bảo đảm sự bình đẳng về giá tính thuế, cách tính thuế và mức thuế giữa hàng hoá (thuộc diện chịu thuế TTĐB) được sản xuất tại Việt Nam với hàng hoá cùng loại được nhập khẩu.
Theo nghiên cứu của Bộ Tài chính, về cơ bản, những thay đổi này cũng có sự tương đồng với các nước trên thế giới. Đơn cử như tại Philippines, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô hiện đang tính theo giá bán buôn; với Malaysia, cách tính là lấy giá bán buôn trừ đi phần nội địa hóa.
Một số nước khác như Thái Lan, cách xác định hiện cũng là giá CIF cộng với thuế nhập khẩu, tuy nhiên, họ cũng đang sửa đổi quy định theo hướng tính theo nhà kinh doanh bán ra với ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu.
Được biết, Bộ Tài chính đang khẩn trương soạn thảo Nghị định cũng như Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế. Khi hoàn thiện các văn bản này, Bộ Tài chính sẽ công khai lấy ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp theo đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua vào ngày 6-4-2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khoá XIII. Với hiệu lực thi hành sớm kể từ ngày 1-7-2016, Luật này được đánh giá là đã thể hiện các thông điệp chính sách nhằm đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam một cách hợp pháp trong bối cảnh hội nhập sâu hơn từ năm 2018. Trong những quy định về thuế TTĐB, Luật sửa quy định về giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra như đang áp dụng đối với hàng hóa sản xuất trong nước thay cho quy định lâu nay đang thực hiện là tính thuế TTĐB trên giá CIF (giá nhập khẩu) cộng với thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, Luật lần này bổ sung quy định mới là: “Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con; hoặc mua/bán giữa các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất; hoặc mua/bán giữa cơ sở kinh doanh thương mại mà có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ % so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ”. Căn cứ vào quy định này, khi Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ % áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng loại mặt hàng. |