发布时间:2025-01-25 18:10:05 来源:88Point 作者:Thể thao
Chiều nay,ếnnghịQuốchộigiảmthuếchodoanhnghiệđội hình villarreal gặp real madrid Bộ trưởng Bộ Tài chínhsẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm 30% thuế cho doanh nghiệpnhỏ và siêu nhỏ. |
Chiều nay, ngày 1/6/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Khoảng 709.000 doanh nghiệp được giảm thuế
Bộ Tài chính chính thức kiến nghị Quốc hội giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 10 người (doanh nghiệp siêu nhỏ); doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người (doanh nghiệp nhỏ).
Thay vì việc phải lập hồ sơ gửi cơ quan thuế xem xét giảm thuế, doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên tự xác định số thuế được giảm khi kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Tính đến đầu năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu tính cả số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động, ngừng hoạt động, giải thể trong 5 tháng đầu năm nay thì hiện cả nước có 762.400 đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ chiếm hơn 63%, doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm hơn 30% và doanh nghiệp quy mô vừa chiếm gần 4%.
Như vậy, nếu được Quốc hội thông qua sẽ có trên 709.000 doanh nghiệp được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020.
Lý do trình Quốc hội giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, theo ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội thế giới và trong nước. Thực tế trong nước thời gian qua, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn; hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động, tác động không nhỏ đến nền kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2020.
“Vì vậy, để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vốn là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế, Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”, ông Dũng cho biết.
Với hơn 93% doanh nghiệp đang hoạt động có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, và thực tế theo ông Dũng, doanh nghiệp càng có quy mô nhỏ thì càng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, trong những thời điểm khó khăn trước tác động, ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua (từ 2008-2015), Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho một số đối tượng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã xác định doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và một phần trong số doanh nghiệp quy mô nhỏ (có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng/năm) được áp dụng mức thuế suất 20%, thấp hơn mức thuế suất phổ thông là 25% và 22% trong giai đoạn 2013 - 2015.
“Do đó, việc xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội để quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và sớm đưa chính sách này vào thực tiễn là cần thiết”, ông Dũng nhấn mạnh.
Nhiều nước cũng giảm thuế cho doanh nhỏ và siêu nhỏ
Lý do nữa để Bộ Tài chính quyết định kiến nghị giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mặc dù năm 2020 là năm cân đối thu chi ngân sách nhà nước hết sức căng thẳng là kinh nghiệm quốc tế cho thấy, doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia.
Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển nhóm doanh nghiệp này, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng. Nhiều nước có quy định áp dụng mức thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thấp hơn mức thuế suất phổ thông như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Brasil…
Việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho đối tượng doanh nghiệp được coi là dê bị tổn thương mỗi khi có biến cố xảy ra, theo Bộ Tài chính là đảm bảo các chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng để đạt được mục tiêu về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của ngân sách nhà nước; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan như Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; và đặcbiệt là phải đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Giải thích về việc không đề nghị giảm thuế cho doanh nghiệp có quy mô vừa, theo ông Dũng là nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ, tránh tình trạng ưu đãi dàn trải. Vì nếu giảm thế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa thì có trên 97% tổng số doanh nghiệp được hưởng chính sách này nên không mang nhiều ý nghĩa nhằm ưu tiên phát triển, đồng thời có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trong khi nhóm doanh nghiệp vừa đã sẵn có nhiều lợi thế về vốn, doanh thu, thị trường, lao động, công nghệ...
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước 15.840 tỷ đồng và nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp vừa có thể làm giảm thu khoảng 22.440 tỷ đồng.
相关文章
随便看看