设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【barito putera vs】Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng 正文

【barito putera vs】Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-25 15:04:55
Đầu tư cho khoa học - công nghệ,ànhđộngvìmộtViệtNamthịnhvượbarito putera vs đổi mới sáng tạo sẽ giúp giải được bài toán năng suất lao động.

Thể chế, thể chế và thể chế

Không phải ngẫu nhiên mà Diễn đàn Cải cách và Phát triển 2019 (VRDF), diễn ra vào ngày mai (19/9) tại Hà Nội, lại tập trung vào thảo luận hai chủ đề chính là Hướng tới thể chế kinh tếthị trường hiện đại, hội nhập và Đổi mới sáng tạo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Đây được coi là hai động lực quan trọng để Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và tiến tới thịnh vượng trong giai đoạn phát triển tới.

Hơn một lần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi được hỏi, đâu là giải pháp, quyết sách để tăng khả năng chống chọi của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài, cũng như làm sao để nền kinh tế có thể tăng tốc, phát triển, đều viện dẫn cuốn sách kinh tế kinh điển “Vì sao các quốc gia thất bại” (của hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson) để nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp tục thực hiện các khuyến cáo họ nêu là thể chế, thể chế và thể chế. Thể chế phải phù hợp hơn với kinh tế thị trường”.

Và lần này, tại VRDF, câu chuyện thể chế tiếp tục một lần nữa được nhấn mạnh. PGS-TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong bản báo cáo gửi tới Diễn đàn đã một lần nữa nhấn mạnh cụm từ “thể chế, thể chế và thể chế” và khẳng định rằng, để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia thịnh vượng trong 10-20 năm tới, một trong những việc quan trọng cần phải làm là “nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.

Theo ông Thắng, mặc dù đã trải qua gần 35 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường với rất nhiều cải cách về thể chế và đến nay, những yếu tố và các quan hệ thị trường đã phủ khắp mọi hoạt động của nền kinh tế; nhưng chất lượng của thể chế kinh tế thị trường vẫn còn thấp và chưa đồng đều ở các ngành nghề, lĩnh vực…

“Thể chế kinh tế của Việt Nam chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm vận hành thông suốt theo nguyên tắc thị trường. Thị trường chưa thực sự là cơ sở, căn cứ để huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển”, ông Thắng nhận định.

Và do vậy, một trong những việc cần làm là nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng thực sự, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển trong xã hội, dù là cho khu vực kinh tế nhà nước, khu vực tư nhân hay khu vực có vốn đầu tưnước ngoài, phải theo nguyên tắc thị trường.

“Đại hội XII của Đảng nói phải phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường, nhưng cho đến nay dường như chưa có một cải cách gì trong thị trường nhân tố sản xuất, phân bổ nguồn lực nhà nước”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét.

Thậm chí, một cách thẳng thắn, vị chuyên gia này từng nhắc tới câu chuyện, hiện nay, còn có tư duy đem tiền cho nước ngoài làm, vì sợ doanh nghiệptrong nước không làm được. “Lạ thế, lạ kinh khủng. Tiền mình đầu tư, mình không sử dụng doanh nghiệp của mình để nâng cao năng lực, tạo việc làm cho xã hội, mà lại bảo ta không làm được, doanh nghiệp Việt chưa có kinh nghiệm”, ông Cung đã có lần thốt lên như vậy.

Có vẻ như, phân bổ nguồn lực, sự cạnh tranh còn bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam cũng khiến ông David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Brookings lo ngại. Theo ông David Dollar thì khu vực tư nhân chính thức ở Việt Nam còn bị tụt hậu do thiếu tiếp cận tín dụng, đất đai, đầu vào nhập khẩu và do cả những yếu kém trong thực thi hiệu lực hợp đồng và giải quyết tình trạng phá sản. “Điều cần làm là xác định rõ các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và dành phần còn lại cho các doanh nghiệp tư nhân”, ông David Dollar khuyến nghị.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2018 cũng đã chỉ ra rằng, vẫn còn hiện tượng “lợi ích nhóm”, “doanh nghiệp sân sau”, “doanh nghiệp thân hữu”. Có tới 70% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, nguồn lực kinh doanh như hợp đồng, đất đai…, chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen, có quan hệ với cán bộ công quyền.

Huy động và phân bổ nguồn lực chính xác, theo cơ chế thị trường cũng chính là yếu tố cốt lõi để Việt Nam tái cơ cấunền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Không cải cách thể thế kinh tế thị trường thành công, không phân bổ được nguồn lực theo thị trường, kinh tế Việt Nam khó có thể tăng trưởng nhanh và bền vững.

Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cũng cần tìm được mô hình thể chế tối ưu. “Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể là sự lựa chọn phù hợp cho Việt Nam”, ông Dũng nói.

Khi áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có nghĩa là Nhà nước sẽ không làm thay thị trường, Chính phủ phải chủ động thiết kế hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển...

Đổi mới sáng tạo để vượt bẫy thu nhập trung bình

Ngay trước thềm VRDF, đoàn công tác của Tổ biên tập Chiến lược 10 năm  2021 - 2030 và Kế hoạch 5 năm 2121 - 2025 đã có chuyến công tác tới Mỹ, Pháp và  Estonia để tham khảo kinh nghiệm chính sách và thực tiễn, nhằm hoàn thiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn tới.

Và một trong những khuyến nghị quan trọng được các chuyên gia, các học giả đưa ra, đó là Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng đầy đủ, hiện đại và hội nhập, chuyển đổi mô hình kinh tế sang hướng dựa vào đổi mới sáng tạo và khu vực tư nhân có năng lực cạnh tranh cao, có chiến lược và tận dụng được các cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Điều này cũng đã được TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng được xem là cao nhất trong khu vực và còn tiếp tục giữ vị trí này trong tương lai, song để bắt kịp các quốc gia khác, phải tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xác định đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng, Việt Nam đang xây dựng Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, các đề án về kinh tế chia sẻ, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo...

0.6506s , 7234.7734375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【barito putera vs】Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng,88Point  

sitemap

Top