当前位置:首页 > World Cup > 【ty le keotv】90 năm phong trào cộng sản ở Lương Tâm 正文

【ty le keotv】90 năm phong trào cộng sản ở Lương Tâm

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-24 21:58:37

Lương Tâm là một xã nông thôn sâu của huyện Long Mỹ,ămphongtrocộngsảnởLươty le keotv tỉnh Hậu Giang. Trước năm 1945, xã có 11 ấp, được đặt tên nghe rất thiên nhiên dân dã, như ấp Lương Hòa, ấp Giao Du, ấp Năm Căn, ấp Bần Quỳ, ấp Xã Mão, ấp Tô Ma, ấp Nước Trong, ấp Ngang Mồ, ấp Vàm Cấm, ấp Bào Ráng, ấp Tàn Ông. Sau năm 1945, các ấp được đổi tên thành số tự nhiên theo thứ tự từ 1 đến 11. Cư dân nơi đây gồm có 3 dân tộc anh em là Kinh, Khmer và Hoa, đa phần họ là những nông dân nghèo chân chất.

Đồng chí Võ Văn Kiệt được tổ chức phân công về địa bàn Lương Tâm để tiếp tục xây dựng, củng cố phong trào cách mạng.

Phong trào cộng sản đã sớm thâm nhập vào Lương Tâm và đã gây dựng, hun đúc tinh thần yêu nước, cách mạng vùng đất này không ngừng lớn mạnh, thành một dòng chảy truyền thống xuyên suốt thời gian với những mốc son in đậm dấu ấn lịch sử !

Sớm xuất hiện phong trào yêu nước và cộng sản đầu tiên

Do bị cai trị hà khắc bởi phong kiến thực dân nên Nhân dân Lương Tâm có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột để giành quyền sống.

Trước những năm 1930, đã xuất hiện tự phát một số phong trào có nguồn gốc từ người Hoa, như “Thiên địa hội”, “Kèo xanh, Kèo vàng”... nhằm mục đích phản kháng thực dân Pháp. Năm 1933, chỉ 3 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có 2 đảng viên cộng sản là Nguyễn Văn Rằn và Nguyễn Văn Trung từ bên Bến Tre qua đây nhen nhóm phong trào nông dân.

Cụ thể, họ giả dạng nông dân chất phác để thâm nhập vào quần chúng. Ban đầu, họ âm thầm tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn nhóm nông dân ở khu vực kinh Nhà Lầu đấu tranh giành lại những quyền lợi thiết thân, như: chạy lúa, tăng tiền công đào kinh, giảm tô tức và các hình thức có tính chất phu phen tạp dịch, bí mật rải truyền đơn cảnh cáo những cường hào ác bá ở địa phương, bước đầu đã thu được một số kết quả. Những người được giác ngộ đầu tiên là các thanh niên chí cốt Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Văn Khá, Lê Văn Hoặc, Ngô Thiện Lời, Trương Văn Sơn, Lê Văn Hên…

Đến đầu những năm 1940, phong trào quần chúng ở Lương Tâm tiếp tục phát triển, các đồng chí Nguyễn Thành Thêu, Bảy Thầy Chùa là những đảng viên trực tiếp lãnh đạo phong trào. Được biết, đồng chí Nguyễn Thành Thêu chính là người đã rải truyền đơn trước đó. Ngay sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, thực dân Pháp quay lại thẳng tay đàn áp phong trào yêu nước, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều qua tỉnh Rạch Giá hoạt động và đồng chí được tổ chức phân công về địa bàn Lương Tâm để tiếp tục xây dựng, củng cố phong trào chuẩn bị cho thời cơ về sau.

Ở đây, đồng chí Võ Văn Kiệt được bố trí bí mật ở trong một chuồng trâu trên cánh đồng vắng (giáp ranh giữa Ngang Mồ và Xẻo Vẹt). Việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng lần này đi vào chiều sâu hơn, ảnh hưởng tư tưởng cộng sản sâu rộng hơn, như tổ chức học tập chính trị, lấy Tờ báo “Chiến đấu”, “Giải phóng” làm tài liệu, học tập Điều lệ Đảng, thông tin tình hình trong nước và thế giới để mở rộng tầm nhìn cho những cốt cán. Những nòng cốt ở Lương Tâm được đồng chí Võ Văn Kiệt sàng lọc, dìu dắt là Nguyễn Công Bằng (Tám Bằng), Nguyễn Văn Khá và Lê Văn Hoặc.

Sau một thời gian chuẩn bị, điều kiện đã chín muồi, đêm ngày 19-5-1942, dưới sự chủ trì của đồng chí Võ Văn Kiệt, Chi bộ đảng đầu tiên của xã Lương Tâm chính thức được thành lập, đồng chí Tám Bằng được đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ định làm Bí thư Chi bộ đảng. Chi bộ đảng ra đời như một sự kiện chính trị quan trọng, mở ra bước ngoặt mới, kể từ đây về sau, phong trào đấu tranh của quần chúng ở Lương Tâm có sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng Cộng sản.

Lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945

Tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đồng chí Võ Văn Kiệt và đồng chí Hai Đôn chủ trương tiến hành cướp súng của bọn kiểm lâm ở Xá Lụt. Lực lượng ta xông vào nhà địa chủ Mười Nhẫn, lấy được một cây súng lục do đồng chí Võ Văn Kiệt giữ và một cây súng săn giao chi bộ quận Gò Quao giữ. Khí thế cách mạng ở Lương Tâm hừng hực trào dâng như “nước vỡ bờ”. Nhân lúc bộ máy chính quyền địch ở địa phương hoang mang rệu rã, Chi bộ đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên giành lấy chính quyền. Lần đầu tiên chính quyền nhân dân ở Lương Tâm chính thức được thành lập. Nhân dân Lương Tâm mừng vui tột độ khi được cách mạng cứu giúp đổi đời, thoát khỏi cảnh lầm than áp bức bất công bấy lâu nay!  

 

Đùm bọc Trường Đảng mác xít đầu tiên ở Nam bộ

Ngay sau khi ra đời, Trường Đảng miền Nam mang tên “Trường Chinh” đã chọn địa bàn Lương Tâm đặt “Đại bản doanh”.

Được biết đây là trường lý luận chính trị mác xít chính quy đầu tiên của Trung ương ở Nam bộ. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị tích cực, tháng 9-1949, Trường Đảng Trường Chinh đã khai giảng khóa học đầu tiên tại ấp Ngang Mồ, thuộc xã Lương Tâm, quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Hậu Giang).

Đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Bạch đến dự khai giảng. Các đồng chí Lê Duẩn, Lưu Quý Kỳ, Lê Đức Thọ, Dương Quốc Chính, Lê Toàn Thư, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Văn Linh, Phan Vân... là những báo cáo viên cốt cán đầu tiên của nhà trường. Trong khóa học, Trường có tổ chức cuộc mít-tinh trọng thể kỷ niệm 20 năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đến dự và đọc diễn văn buổi lễ, thăm hỏi động viên nhà trường khắc phục khó khăn, thi đua dạy tốt - học tốt, xây dựng nhà trường không ngừng tiến bộ!

Sở dĩ Trường đặt tại Lương Tâm vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, Nhân dân có truyền thống yêu nước; nơi đây có địa thế đẹp, dân cư đông đúc, dễ cung cấp lương thực thực phẩm. Những người địa phương từng phục vụ cho trường như: bà Đinh Thị Vĩnh nấu cơm, bán căn tin; ông Chín Thiện thường xuyên cung cấp lươn cá cho Trường; ông Hai Vùng làm bảo vệ. Ông Lữ Minh Chánh (Hai Chánh), nguyên Bí thư huyện Long Mỹ, đã từng học văn hóa ở trong trường từ lớp 5 vỡ lòng đến lớp 4…

Khi trường ở đây, Pháp có thả một trận bom nhưng không ngay lớp học, tàu Tây từ Rạch Giá vô Ngan Dừa khi qua ngang trường có quăng lựu đạn làm chìm ghe chở nước ngọt cho trường đang đậu dưới bến sông.

Có thể nói, khi trường ở đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng do được Chi bộ Đảng và Nhân dân Lương Tâm hết lòng ủng hộ nên Trường Đảng miền Nam đã vượt qua được khó khăn, việc đào tạo cán bộ diễn ra an toàn và đạt được kết quả tốt đẹp.

Nơi phát tích ngôi Đền thờ Bác Hồ

Nhân dân Lương Tâm có được độc lập, tự do và cơm no, áo ấm chính là nhờ ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại.

Ngày 3-9-1969, được tin Bác mất, Nhân dân Lương Tâm không khỏi xúc động, bàng hoàng, đã thành kính tổ chức chịu tang Bác, cử người họa chân dung Người để làm lễ truy điệu. Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm đã quyết định lập bàn thờ ngay trong cơ quan xã ủy để thờ phượng Bác, vừa để tỏ lòng tiếc thương Bác vừa củng cố niềm tin một lòng một dạ theo con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn.

Nơi thờ tự Bác trong vùng lõm căn cứ, địch đánh phá rất ác liệt, nhưng vẫn được bảo vệ an toàn. Căn cứ Xã ủy tuy di dời nhiều nơi nhưng luôn duy trì bàn thờ Bác Hồ một cách trang nghiêm. Cứ đến ngày 3-9 hàng năm, Đảng bộ và bà con đều làm lễ kỷ niệm ngày Bác mất, như một lễ giỗ. Nơi thờ tự Bác trở thành nơi sinh hoạt, học tập Di chúc Bác nhằm củng cố lòng tin cho cán bộ, đảng viên thêm vững vàng, không hoang mang, dao động trong lúc chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt.

Sau giải phóng, Bàn thờ Bác vẫn được duy trì trong cơ quan Xã ủy. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác, năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Danh nhân văn hóa thế giới, người Anh hùng giải phóng dân tộc”, tuy đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng với tấm lòng thành kính và tình cảm thiêng liêng với Bác, Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm đã tự nguyện mở sổ vàng đóng góp vào quỹ để xây cất chỗ nơi thờ phượng Bác được đàng hoàng, nghiêm trang hơn. Ngày 19-5-1990, ngôi Đền thờ Bác được bà con xây cất đã hoàn thành bằng cột gỗ, mái ngói đơn sơ với diện tích hơn 70m2.

Thể theo nguyện vọng tha thiết của đồng bào, năm 1995, tỉnh Cần Thơ tiếp tục nâng cấp, mở rộng khu Đền thờ Bác rộng lớn hơn, khang trang hơn. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa công nhận và cấp bằng khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, tỉnh Hậu Giang tiếp tục đầu tư mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một số hạng mục cần thiết (nhà tiếp khách, quầy quà lưu niệm, cây xanh, ao cá…).

Kể từ năm 1990 đến nay, Đền thờ Bác không chỉ riêng của quê hương Lương Tâm, Long Mỹ, Cần Thơ mà là của cả đồng bào trong vùng, của những tỉnh lân cận, và cứ mỗi lần lễ hội hàng năm đều có từ 5.000-10.000 lượt người đến dâng hương, dâng hoa viếng Bác. Và Đền thờ Bác đã là biểu tượng thiêng liêng, là điểm tựa chính trị tinh thần quan trọng để Đảng bộ Hậu Giang, Long Mỹ, Lương Tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; đây cũng chính là nơi giáo dục, động viên, cổ vũ mọi người học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Học viên Trường Trường Chinh học tập chính trị.

Lương Tâm được giải phóng và được phong tặng Anh hùng

Những tháng cuối năm 1972 và đầu năm 1973, tình hình chung đã có nhiều chuyển biến thuận lợi cho ta. Lực lượng vũ trang xã Lương Tâm kết hợp với bộ đội chủ lực bao vây đánh dịch liên tiếp nhiều trận, làm cho chúng hoang mang, dao động, bị động đối phó. Hừng hực khí thế cách mạng cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ trong thời gian ngắn, quân dân Lương Tâm đã bức rút các đồn Bào Ráng, Ngang Mồ, Vàm Cấm, giải phóng hoàn toàn xã nhà vào ngày 1-5-1975.  Nhân dân vui mừng tột độ, như một cuộc đổi đời, từ đây không còn cảnh chiến tranh chết chóc, bà con được sống trong hòa bình độc lập, được tự do làm ăn sinh sống.

Sự cống hiến to lớn của quân dân xã Lương Tâm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không sao kể xiết. 21 năm đánh Mỹ, xã ghi nhận có đến 302 liệt sĩ, 118 thương binh, rất nhiều người và gia đình có công với cách mạng. Lương Tâm có 51 Mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”. Với những thành tích và công lao đóng góp của Đảng bộ, quân dân xã Lương Tâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 3 huân chương và 2 huy chương chiến công cùng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Đặc biệt, ngày 11 tháng 6 năm 1999, quân và dân Lương Tâm vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Đưa nước ngọt, đường xe ô tô, điện quốc gia về

 Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Nhân dân Lương Tâm ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung xây dựng quê hương không ngừng phát triển, đời sống nhiều mặt của Nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Có 3 công trình trọng yếu tiêu biểu cho thời kỳ này là: công trình thủy lợi đê ngăn mặn và kinh dẫn ngọt Long Mỹ II hình thành ngay sau giải phóng; công trình đường ô tô về trung tâm xã năm 1993; công trình đưa điện quốc gia về xã năm 1994. Kể từ đây, Lương tâm không còn đò sông cách trở, nghèo khó bởi đồng chua nước mặn.

Không dừng lại ở những kết quả ban đầu, Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân phát huy thành quả đạt được, tiếp tục tập trung công sức xây dựng và phát triển địa phương toàn diện, hiện đại hơn theo hướng văn hóa, văn minh. Ngày 31 tháng 12 năm 2010, Lương Tâm được công nhận xã văn hóa. Sau đó gần 6 năm phấn đấu, ngày 18 tháng 12 năm 2017, Lương Tâm được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Hiện nay xã đang tiếp tục phấn đấu xây dựng xã theo hướng nông thôn mới nâng cao. Có nước ngọt, có đường xe ô tô, có điện quốc gia, có xã văn hóa, xã nông thôn mới…, có thể nói, đây là cả một sự đổi đời thật sự, đây là sự đền đáp xứng đáng với người dân Lương Tâm vốn cần cù, lam lũ, chịu nhiều hy sinh mất mát nhưng cũng rất đỗi kiên trung son sắc!

Với ý chí và khát vọng vươn lên, Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm không thỏa mãn với những thành quả đạt được, mà phải lạc quan phấn đấu hướng về một tương lai phía trước! Điều kiện phát triển mới đã mở ra với nhiều kỳ vọng! Lương Tâm sắp tới sẽ trở thành xã an toàn khu (ATK); có liên tỉnh lộ và 2 đường cao tốc đi qua; nét tự nhiên của Lương Tâm hãy còn hoang sơ, trong lành; Lương Tâm có Đảng bộ vững vàng, có bề dầy truyền thống lịch sử; con người Lương Tâm năng nổ, thân thiện… Đó là nguồn vốn liếng làm hành trang quý giá để Lương Tâm vươn mình trên bước đường đi lên sắp tới!

Truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm trong 2 cuộc kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng là rất hào hùng và vẻ vang. Từ vài ba hạt giống đỏ lúc sơ khai đến nay Đảng bộ Lương Tâm - Lương Nghĩa đã phát triển lên gần 500 đảng viên. Đây là những hạt nhân chính trị trong phong trào quần chúng. Phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo ở Lương Tâm có thể nói luôn cháy đỏ, không ngừng nghỉ suốt 90 năm qua. Tuy qua mấy lần tách nhập, nhưng truyền thống yêu nước và cách mạng của Lương Tâm thì vẫn vẹn nguyên.

Với đạo lý “cái Tâm”, “cái Nghĩa” của dân tộc, Lương Tâm - Lương Nghĩa hiện nay tuy hai mà một, đang ra sức xây dựng quê hương không ngừng phát triển giàu đẹp, văn minh, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc để xứng đáng với bề dầy truyền thống đã có. Có cuộc sống hạnh phúc hôm nay, chúng ta luôn khắc ghi công ơn những người đi tiên phong mở lối Nguyễn Văn Rằn, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thành Thêu, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Công Bằng…; rất đỗi tự hào và quý trọng những gì đã làm để có được một truyền thống vẻ vang. Với tình cảm sâu kín thiêng liêng, chúng ta mang ơn đấng thiên tạo và các bậc tiền nhân đã khéo đặt để những tên đất tên làng của quê hương để tạo nên một Lương Tâm lịch sử hôm nay!

Ngang Mồ Vàm Cấm Vịnh Sâu

Nhân hòa địa lợi Nhà Lầu Năm Căn !

LÊ HỮU PHƯỚC

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá