【kết quả trận cadiz】Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ có 4 phó thủ tướng
Chiều 17/7,ínhphủnhiệmkỳmớisẽcóphóthủtướkết quả trận cadiz Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình và nội dung kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Trọng tâm là công tác nhân sự
Theo ông Vũ Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kỳ họp lần này có vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung Quốc hội sẽ tiến hành bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Trong đó, công tác tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước là nội dung trọng tâm của kỳ họp đầu tiên trong nhiệm kỳ. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 3 ngày làm việc để xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự, bao gồm xem xét, quyết định số phó chủ tịch Quốc hội, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
Về cơ cấu Chính phủ, Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh (nếu có); phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao sẽ làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.
Trao đổi thêm về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ mới, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, nhiệm kỳ trước Chính phủ có 5 phó thủ tướng, trong đó 1 phó thủ tướng đồng thời là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ kỳ họp 11 khóa trước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh không kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Trên cơ sở đánh giá nhiệm kỳ Quốc hội và Chính phủ vừa qua, trước mắt tại kỳ họp thứ nhất này, Quốc hội sẽ kiện toàn 27 chức danh của Chính phủ, gồm: Thủ tướng, 4 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Việc kiện toàn, thực hiện các nghi lễ là nhằm thể hiện tính cam kết, lời hứa của các lãnh đạo Nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm của mình trước cử tri, nhân dân cả nước.
Chuẩn bị đủ các kịch bản phòng chống dịch
Về tình hình kinh tế - xã hội, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; Kế hoạch phát triển KTXH 05 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Hội đồng Bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV; nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét, thông qua các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề.
Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 11,5 ngày, từ ngày 20/7/2021 đến 31/7/2021. Do điều kiện dịch bệnh, chương trình này đã được rút ngắn 5 ngày so với dự kiến trước đó. Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc rút ngắn thời gian không ảnh hưởng đến chất lượng kỳ họp, vì tất cả các nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Quốc hội sẽ làm việc thêm hai ngày thứ bảy, chỉ nghỉ 1 ngày chủ nhật.
Trao đổi về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian diễn ra kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đã chuẩn bị đủ các kịch bản chống dịch, có biểu đồ về các bước xử lý để ứng phó với các diễn biến phức tạp nếu có. Hiện đã 435/499 đại biểu được tiêm phòng. Một số đại biểu chưa đủ điều kiện tiêm phòng do yếu tố tuổi tác hoặc có bệnh lý nền.
Một số đại biểu biểu ở phía Nam, do tình hình dịch bệnh phức tạp, phải tập trung nhiệm vụ phòng chống dịch đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân nên xin phép vắng mặt. Ngoài ra, một số đại biểu là F1 cũng sẽ không tham gia kỳ họp. Các đoàn đại biểu từ các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 sẽ được xét nghiệm tại Hà Nội 1 lần, đi xe riêng, ở khách sạn riêng và dự họp tại khu vực riêng.
Hoàng Yến
相关推荐
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất bơ hạt Mỹ
- Thu hồi ô tô Mercedes và Chrysler bị lỗi
- Cẩn trọng với những chất gây dị ứng trong mỹ phẩm
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Gạo nhiễm thạch tín có thể gây ung thư
- Áo thun nữ Adidas Việt bị tiêu hủy tại Trung Quốc
- Độc chất trong cà phê Starbucks Pumpkin Spice Latte