【kết quả chivas】Thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Nâng cao mức tự động hóa
Nổi bật là vấn đề tự động hóa của Hệ thống được nâng cao tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK và đảm bảo công tác quản lí của cơ quan Hải quan.
Tập trung hóa xử lí
TheựchiệnthủtụchảiquanđiệntửNângcaomứctựđộnghókết quả chivaso báo cáo của Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan, qua 2 tháng triển khai chính thức TTHQĐT (từ 1-1-2013 đến hết tháng 2-2013), cả nước có 34/34 cục Hải quan địa phương với 125 chi cục thực hiện, trong đó 17 Cục áp dụng tại 100% chi cục. TTHQĐT đã được áp dụng cho hầu hết các loại hình XNK. Số DN tham gia 28.948, chiếm 92,88% số DN đang thực hiện hoạt động XNK trên phạm vi cả nước. Tổng lượng tờ khai thực hiện 696.218 bộ, đạt 88,27% tổng lượng tờ khai; tổng kim ngạch XNK 33,454 tỉ USD, chiếm 91,83% tổng giá trị kim ngạch XNK cả nước. |
Xác định tầm quan trọng nêu trên, một trong những vấn đề được ngành Hải quan tập trung thực hiện trong quá trình triển khai Nghị định 87 là nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan (HTXLDLĐTHQ). Theo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan), toàn Ngành đã tập trung hiệu chỉnh, nâng cấp hệ thống đang thực hiện trong giai đoạn thí điểm để đảm bảo phù hợp các quy định mới của Nghị định 87 và Thông tư 196/2012/TT-BTC.
Đến nay, toàn Ngành đã tập trung hóa dữ liệu TTHQĐT thông qua thiết kế HTXLDLĐTHQ thực hiện xử lí dữ liệu khai báo tập trung cấp cục và cấp Tổng cục. Với 20 cục hải quan địa phương có quy mô lớn đã thực hiện thí điểm TTHQĐT từ năm 2012 trở về trước thực hiện xử lí dữ liệu tập trung cấp Cục; 14 cục hải quan địa phương còn lại thực hiện TTHQĐT trên cở sở dữ liệu tập trung cấp Tổng cục. Toàn Ngành đã trang bị máy móc, hạ tầng mạng và công tác an ninh, an toàn đảm bảo việc nâng cấp HTXLDLĐTHQ.
Tổng cục Hải quan cũng ban hành Quyết định 2704/QĐ-TCHQ năm 2012 quy định tạm thời về định dạng thông điệp dữ liệu điện tử trao đổi giữa cơ quan Hải quan và các bên liên quan. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan và DN cung cấp phần mềm đã hiệu chỉnh, nâng cấp phần mềm khai báo cho phù hợp. Đến nay, tất cả 34 cục hải quan địa phương đã thực hiện TTHQĐT qua phiên bản 4.0. Theo đánh giá của các đơn vị hải quan địa phương, việc thực hiện TTHQĐT qua phiên bản 4.0 đang được triển khai khá thông suốt, các vướng mắc nảy sinh được các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục kịp thời xử lí.
Việc đảm bảo về hệ thống CNTT góp phần quan trọng vào kết quả khả quan trong việc chuyển đổi quá trình thực hiện TTHQĐT từ thí điểm sang chính thức, hiện nay đã thực hiện với hầu hết loại hình XNK quy định tại Thông tư 196 (trừ loại hình DN chế xuất và kho ngoại quan). Như vậy so với thời gian thí điểm, loại hình XNK tham gia TTHQĐT đã được mở rộng, đặc biệt có những loại hình có lượng tờ khai, kim ngạch lớn như tạm nhập tái xuất.
Đồng bộ
Theo Tổng cục Hải quan, để việc thực hiện TTHQĐT theo Nghị định 87 được triển khai thông suốt, bên cạnh việc tập trung vào vấn đề CNTT, Ngành cũng đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm liên quan đến xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện; công tác xây dựng văn bản hướng dẫn; hoàn thiện và nâng cao vai trò của công tác quản lí rủi ro; đẩy mạnh việc chuẩn hóa các nội dung liên quan đến công tác quản lí thuế; tập trung đào tạo nguồn nhân lực…
Các nội dung này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện TTHQĐT giai đoạn vừa qua, mà còn hết sức cần thiết cho các đơn vị hải quan địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở. Cách thức tổ chức này cũng là một kênh tham khảo quan trọng để ngành Hải quan chuẩn bị cho việc thực hiện hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trong tương lai.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, đến nay, dù thời gian thực hiện chính thức TTHQĐT chưa lâu, nhưng toàn Ngành đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ, lộ trình do Tổng cục đặt ra. Việc thực hiện chính thức TTHQĐT mang lại thêm nhiều lợi ích thiết thực cho DN, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, các cục hải quan địa phương đã tập trung rà soát các tờ khai luồng Xanh và luồng Xanh có điều kiện ngay trong ngày đăng kí tờ khai các vấn đề về thuế, giá, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN, chống gian lận, thất thu khi thực hiện TTHQĐT…
N.Quốc
Hải quan Hải Phòng: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, trong môi trường hải quan điện tử đang dần hoàn thiện, tính tự động hóa chưa cao, việc phải có một mô hình áp dụng quản lí rủi ro (QLRR) là rất cần thiết. Để thực hiện hiệu quả công tác này, Hải quan Hải Phòng đề xuất việc chuẩn hóa các quy định, cảnh báo, chỉ dẫn trên Hệ thống nên phân cấp theo hướng các đơn vị chuyên trách theo chức năng thực hiện, các đơn vị QLRR làm đầu mối, tham mưu cập nhật và quản lí. Không lẫn lộn chức năng quản trị, đảm bảo hệ thống của các đơn vị CNTT với chức năng quản lí các cơ sở dữ liệu của QLRR. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung cấp cục và Tổng cục. Những nghiệp vụ, khâu công tác nào chưa thể áp dụng QLRR thì tập trung đẩy nhanh nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai, tuyệt đối không áp dụng một cách khiên cưỡng gây khó cho hải quan địa phương khi thực hiện. Từ thực tiễn triển khai luôn rà soát điều chỉnh các quy định cho phù hợp, tránh quy định không có tính khả thi… Hải quan Đồng Nai: Nhiều khó khăn liên quan đến DN chế xuất, KCN và hoạt động chuyển khẩu Trong quá trình thực hiện Thông tư 196 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 87), Hải quan Đồng Nai tiếp nhận được nhiều phản ánh về khó khăn, vướng mắc của các DN chế xuất, DN thuộc KCN. Tại Điều 38 Thông tư 196 quy định “hàng hóa XNK của DNCX được quản lí theo mục đích sử dụng và nguồn NK”. Điều này dẫn đến vướng mắc với trường hợp hàng tiêu dùng, nếu DN hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất phát sinh trong kì hoặc hàng tiêu dùng có số lượng lớn thì đưa vào tài khoản chi phí chờ phân bổ, không sử dụng Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và cũng không đặt mã theo dõi hàng tiêu dùng như đối với nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, DN nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính xem xét về yêu cầu khai báo xuất kho, nhập kho của DN cho phù hợp với hoạt động thực tế. Một số quy định khác liên quan đến Điều 38 Thông tư 196 như: “Định mức tiêu hao nguyên vật liệu thông báo với cơ quan Hải quan phải phù hợp với định mức thực tế sản xuất tại DN”; “hàng hóa XNK trên tờ khai XNK phải phù hợp với hàng hóa ghi trên Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho tại DN về mã kí hiệu hàng hóa, chủng loại, đơn vị tính, số lượng”… cũng gây khó khăn cho DN. Liên quan đến quy định về hàng hóa chuyển cửa khẩu trong Thông tư 196, theo Hải quan Đồng Nai, Thông tư 196 quy định trường hợp hàng miễn kiểm tra thực tế (luồng Xanh) không phải niêm phong hải quan. Nhưng đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, cơ quan Hải quan phải duyệt thông tin chuyển cửa khẩu (dù hàng chuyển khẩu thuộc luồng Xanh và không phải niêm phong hải quan), quy định này gây khó khăn, tốn kém nhiều thời gian cho cơ quan Hải quan… N.Q (ghi) |