【nhận định j league】Cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ tết

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:54:51 评论数:

 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã cận kề,ứngđầyđủhànghóaphụcvụtếnhận định j league hiện các doanh nghiệp bán lẻ, các siêu thị trên địa bàn TP.Thuận An đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa đa dạng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, bảo đảm không để xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng, khan hiếm hàng và tăng giá đột biến.

 Bảo đảm cung - cầu

Năm 2021, mặc dù là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 tuy nhiên, ngay sau khi trở lại trạng thái “bình thường mới”, TP.Thuận An đã thực hiện những biện pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, tạo đà kích cầu thị trường. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thiết yếu bình quân 1 ngày tại TP.Thuận An giá trị khoảng 43 tỷ đồng. Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn mới, góp phần bình ổn giá cả thị trường và thực hiện công tác an sinh xã hội, TP.Thuận An đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ nguồn hàng dồi dào. Trong ảnh: Siêu thị Lotte Mart Bình Dương sẵn sàng nguồn hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân

Ông Trương Công Thạch, Phó trưởng phòng Kinh tế TP.Thuận An, cho biết: “Chương trình bình ổn được triển khai góp phần bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trong năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hàng hóa dự trữ để bình ổn thị trường phải bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Hoạt động này gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh danh mục các mặt hàng thiết yếu tham gia bình ổn như lương thực (gạo, nếp, các loại ngũ cốc...), thực phẩm công nghiệp (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát (bia, nước ngọt...), mì gói, bánh mứt, kẹo… thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ quả), năm nay danh mục thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh, sinh phẩm test nhanh…) có trong danh mục hàng bình ổn thị trường. Sự chuẩn bị đó rất cần thiết đối với người dân trong giai đoạn mới hiện nay khi vừa thích ứng, vừa phòng, chống dịch bệnh an toàn. Theo đó, công tác bình ổn các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người sẽ do Trung tâm Y tế chủ trì phối hợp Phòng Y tế thành phố tổ chức bán hàng bình ổn các mặt hàng thuốc trị bệnh thông thường (thuốc sản xuất trong nước) tại các nhà thuốc bệnh viện và Trạm Y tế các xã, phường với giá bán lẻ do ngành y tế quy định.

Nguồn hàng dồi dào

Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ nguồn hàng dồi dào, tham gia chương trình bình ổn cả năm 2022 và Tết Nguyên đán bảo đảm không để xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng, khan hiếm hàng và tăng giá đột biến với tổng lượng hàng trị giá 1.448 tỷ đồng. Trong đó, lượng hàng bình ổn cho trước, trong và sau Tết Nguyên đán trị giá 473,3 tỷ đồng. Các mặt hàng được dùng nhiều trong dịp tết như rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo, mứt… được ưu tiên dự trữ. Số lượng chủng loại giỏ/hộp quà tết đã được bao gói sẵn, với các sản phẩm đặc trưng như bánh, mứt, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói, trà, rượu… cũng được tăng tốc sản xuất, đa dạng về mẫu mã để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, nước mắm, bột ngọt và đồ tươi sống cũng được tăng số lượng dự trữ để luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.

Sẵn sàng nguồn hàng hóa dồi dào để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam, chi nhánh Bình Dương tham gia bình ổn thị trường với tổng giá trị hàng hóa 229 tỷ đồng. Trong đó, lượng dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết đạt 50,61 tỷ đồng.

Ông Phạm Phú Hiển, Giám đốc Siêu thị Lotte Mart Bình Dương, cho biết đến thời điểm này, siêu thị đã chuẩn bị đủ nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân. Số lượng hàng hóa dự trữ tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu là hàng Việt Nam, phù hợp điều kiện kinh tế của người dân trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. “Năm nay cơ bản giá cả các mặt hàng trong siêu thị vẫn không tăng so với năm trước. Một số ít sản phẩm như dầu ăn, nước tương, nước mắm nhà cung cấp có tăng giá nhưng mức tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, siêu thị có nhiều chương trình giảm giá trực tiếp 50% trên một số sản phẩm đặc trưng và khuyến mại khi mua hàng”, ông Phạm Phú Hiển cho biết thêm.

Cũng theo ông Hiển, mặc dù vừa qua TP.Thuận An chịu ảnh hưởng nặng do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sức mua của người dân sẽ tăng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán  Nhâm Dần 2022. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại tạo điều kiện cho người dân ổn định thu nhập, kích cầu thị trường, đồng thời giá các mặt hàng trong siêu thị bình ổn, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng để đáp ứng nhu cầu người dân.

Trên địa bàn thành phố còn có Công ty TNHH EAON Việt Nam, chi nhánh Bình Dương tham gia bình ổn thị trường với tổng giá trị hàng hóa là 925,3 tỷ đồng, trong đó lượng dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết đạt 324,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa còn được tăng cường tại 31 cửa hàng tiện lợi của Công ty Cổ phần Thương mại Bách hóa xanh với giá trị 293,7 tỷ đồng. Trong đó, lượng dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết đạt 97,9 tỷ đồng. Ngoài chuỗi 31 cửa hàng của Bách hóa xanh, lượng hàng hóa còn được tăng cường bởi 25 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố gồm 11 cửa hàng Vinmart+, 5 cửa hàng Co.op Food, 6 cửa hàng Family Mart, 2 cửa hàng GS25, 1 cửa hàng Vie Mart.

Đối với chợ truyền thống, các loại hàng hóa phục vụ tết như gạo, tạp hóa, hàng gia dụng, hàng may mặc, bánh mứt, bông chưng, thịt heo… cũng được tăng cường. Những hộ kinh doanh, tiểu thương hiện đang có điểm kinh doanh cố định tại 22 chợ trên địa bàn thành phố với số lượng dự trữ 97 tấn lương thực, 770 tấn thực phẩm chế biến, 85 tấn thực phẩm tươi sống với tổng giá trị 38 tỷ đồng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa phục vụ tết của người dân, góp phần ổn định cung, cầu hàng hóa trên địa bàn vào những ngày cao điểm giáp tết. Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì phương án bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng.

Để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, UBND thành phố yêu cầu các phòng liên quan, các địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn để chủ động có phương án kịp thời tham mưu UBND thành phố đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết. Bên cạnh đó, phối hợp với ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng sản phẩm trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, chống các hành vi vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp các cấp, các ngành liên quan trong thực hiện công tác quản lý hoạt động tổ chức hội chợ bán hàng lưu động trên địa bàn, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

 Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ tịch UBND phường Lái Thiêu: “Từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, phường sẽ phối hợp với ngành y tế, quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả tại các chợ, điểm bán trên địa bàn nhằm ổn định nguồn hàng, giá cả và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng”.