【lịch thi đấu al nasr】Dần rõ nét bản đồ đường cao tốc Việt Nam

Cúp C1 2025-01-10 18:53:43 81566
Tuyến đường Vành đai 3 TPHCM cùng 2 dự án cao tốc phía Nam sẵn sàng khởi công Khởi công đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tới Vành đai 3 Dự kiến trong quý 1/2024 sẽ nâng tốc độ một số tuyến cao tốc từ 80 lên 90km/h
Tuyến đường Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu được đưa vào khai thác, tạo trục cao tốc xuyên suốt từ Hà Nội  đến Nghệ An.  Ảnh: TTXVN
Tuyến đường Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu được đưa vào khai thác, tạo trục cao tốc xuyên suốt từ Hà Nội đến Nghệ An. Ảnh: TTXVN

Tạo diện mạo mới

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030) được Đại hội XIII của Đảng thông qua đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông".

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, đến nay, mạng lưới đường bộ cao tốc bước đầu được hình thành với tổng chiều dài hơn 1.800 km. Trong 3 năm từ đầu nhiệm kỳ đã hoàn thành hơn 500 km đường cao tốc, bằng 1/2 khối lượng đã triển khai trong gần 20 năm trước đây (khoảng 1.163 km); đang tiếp tục triển khai thi công khoảng 1.071 km; hoàn tất khởi công các đường Vành đai 4 - Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Tuyên Quang - Hà Giang, Đồng Đăng - Trà Lĩnh... Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có trên 3.000 km đường bộ cao tốc.

Song song với cao tốc, mạng lưới quốc lộ đã và đang được đầu tư theo quy hoạch như: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ trọng yếu, nhiều công trình cầu, hầm lớn đã được đầu tư xây dựng như hầm đường bộ Đèo Cả, đèo Cù Mông, Cổ Mã, Hải Vân…, góp phần xóa bỏ các điểm nghẽn hạ tầng.

Các chuyên gia giao thông nhận định, hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc đang chuyển mình từng ngày. Những tuyến cao tốc hiện đại dần được nối dài từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, lắp dần các mảnh ghép để hình thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, chưa bao giờ việc triển khai "siêu dự án" đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông lại khẩn trương và thần tốc như hiện nay. Cả nước hiện đã đưa vào sử dụng thêm 8/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, hoàn thành và đưa vào khai thác 800 km, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc của cả nước lên 1.822 km. Trong đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020) dài hơn 650 km gồm 11 dự án thành phần đã thông xe 6 đoạn tuyến gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm.

Khi giai đoạn 1 của dự án đang chạy nước rút thì đầu năm 2023, đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) được khởi công. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 có tổng chiều dài 729 km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị; Quảng Ngãi - Nha Trang; Cần Thơ - Cà Mau. Dự án được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026. Dự kiến trong năm 2024, 2 dự án thành phần còn lại là Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ được đưa vào vận hành.

Bên cạnh việc tập trung triển khai giai đoạn 2 của cao tốc Bắc – Nam, năm 2023, Bộ Giao thông vận tải cũng đã gấp rút khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Tuyên Quang - Hà Giang, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội...; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm vào Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã khánh thành các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam nối liền thủ đô Hà Nội với Thanh Hoá, Nghệ An dài gần 200 km. Miền Trung cũng hình thành một dải cao tốc kết nối từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, dài hơn 200 km từ đó tạo ra một trục cao tốc liên hoàn tại khu vực này. Hay, tại khu vực miền Nam, các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã tạo ra trục cao tốc liên hoàn từ trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh Nam Trung Bộ. Mới đây nhất, ngày 24/12, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức khánh thành 4 dự án giao thông quan trọng gồm: Cảng hàng không Điện Biên mở rộng; cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài-Lào Cai; cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá việc khánh thành cùng lúc 4 công trình giao thông trên là một dấu mốc lịch sử, giúp cả nước đưa vào khai thác thêm 730 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên gần 1.900 km.

“Trải đường băng” cho kinh tế địa phương “cất cánh”

Thực tế đã chứng minh việc đưa các cao tốc vào khai thác mang lại nhiều lợi ích lớn cho xã hội. Theo Bộ Giao thông vận tải, tính toán việc lưu thông trên 3 tuyến đường cao tốc đang vận hành là Cầu Giẽ-Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh-Trung Lương và TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây so với các tuyến quốc lộ song hành, mỗi phương tiện lưu thông trên cao tốc sẽ tiết kiệm khoảng 5.265 đồng/km; trong đó, 25% từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và 75% từ tiết kiệm thời gian hàng hóa, hành khách trên đường. Đối với người sử dụng sẽ tiết kiệm được thời gian và tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện.

Riêng với 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Ninh Bình - Nghệ An đưa vào khai thác đã nối thông cao tốc từ Hà Nội tới Nghệ An, rút ngắn thời gian đi ô tô giữa 2 đầu tuyến còn hơn 3 giờ, thay vì 5 giờ như trước đây... Không chỉ góp phần tăng năng lực lưu thông, tuyến đường cao tốc này còn tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội các địa phương. Trục cao tốc này hứa hẹn sẽ phát triển các khu công nghiệp, trung tâm văn hóa, du lịch của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) khẳng định, đường bộ là phương thức giao thông thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới. Trong hệ thống giao thông đường bộ thì hệ thống đường cao tốc như “mạch máu chính” của hệ thống giao thông, kết nối các trung tâm kinh tế, các vùng miền, các phương thức vận tải khác,... “Từ đó sẽ tạo ra một khả năng lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn; chính điều đó đã tạo ra động lực, cơ hội, tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng miền cũng như đóng góp rất đáng kể cho lưu thông hàng hóa, lưu thông con người. Từ những lợi ích đó mà ngành giao thông vận tải đã đặt ra mục tiêu để chúng ta có hệ thống đường cao tốc xuyên Bắc - Nam, đường cao tốc kết nối các trung tâm tài chính, kinh tế của các vùng, miền Bắc, miền Trung, miền Nam và kể cả hệ thống đường cao tốc cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để tiềm lực của các địa phương được kích hoạt, được phát triển, tạo nhiều đột phá”, Chủ tịch VARSI nhấn mạnh.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/953d798048.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS

Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Những người góp sức đổi thay ngành Kho bạc

Kho bạc Tiền Giang hoàn thành thu hồi tạm ứng vốn đầu tư

Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?

Hai loại hạt giá đang rẻ, doanh nghiệp Việt mạnh tay gom gần 7 triệu tấn hàng

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tăng hơn 12.000 so với năm trước

'Trợ lý thời hiện đại': Hiểu hơn về nghề trợ lý

友情链接