【kết quả b】Xử lý ‘nút thắt cổ chai’: Bộ Y tế ‘nợ’ Chính phủ 3 nhiệm vụ
Trong kiểm tra Bộ Y tế mới đây về tình hình thực hiện những nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Bộ Y tế có 3 nhiệm vụ đã quá hạn nhưng chưa hoàn thành, trong số 95 nhiệm vụ được giao từ đầu năm.
Cụ thể, đó là nhiệm vụ sửa đổi quy định để miễn kiểm tra, miễn ghi nhãn phụ tiếng Việt với thực phẩm, nguyên liệu… nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu; và nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19 năm 2012 về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Đây đều là những vướng mắc liên quan tới kiểm tra chuyên ngành – lĩnh vực được đánh giá là “nút thắt cổ chai” để kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa theo yêu cầu của Chính phủ.
Chờ sửa Luật hay làm ngay?
Về sửa đổi quy định để miễn kiểm tra, miễn ghi nhãn phụ tiếng Việt với thực phẩm, nguyên liệu… nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ đã làm việc với các Bộ NNPTNT, Công Thương và thấy rằng Nghị định 38 năm 2012 không cho phép miễn. Do đó, các Bộ thống nhất trong thời gian chờ sửa Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 38, trong tuần tới sẽ trình Chính phủ cho phép miễn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thành viên Tổ công tác, không đồng tình với cách giải thích này. “Nhiệm vụ này không trái với Luật, cũng không vướng Nghị định 38, vì luật và nghị định không quy định rõ, nên mới đưa vào Nghị quyết 19 của Chính phủ. Cái này cần bàn thêm với Bộ Tư pháp, nhưng theo tôi, nghị định chưa rõ, còn nghị quyết của Chính phủ đã cho phép thì các Bộ được quyền hướng dẫn”, Thứ trưởng Tuấn nêu quan điểm.
Về nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19 năm 2012 về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết, ngay trong Thông tư 19 đã có quy định cho phép trong trường hợp thay đổi kích cỡ vật liệu bao gói thì doanh nghiệp không cần phải công bố lại.
Về vấn đề này, đại diện Vụ Khoa giáo văn xã, VPCP cho rằng đây là nhiệm vụ được giao ngay từ năm 2015, tới 2016 Chính phủ lại tiếp tục giao, tính ra đã quá hạn hơn 1 năm. Nếu thấy rằng nhiệm vụ này không cần thiết, thì Bộ Y tế cần báo cáo lại Chính phủ.
Về nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện Bộ đã ban hành mã số HS với 864 dòng sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, chỉ còn 12 dòng sản phẩm chưa thể ban hành vì quá phức tạp, dù đã họp rất nhiều lần với hải quan.
Tuy nhiên, Bộ đã thống nhất với hải quan sẽ xử lý theo hướng khi hàng về tới cảng, doanh nghiệp sẽ tự khai báo, tự chịu trách nhiệm để hải quan áp mã. Nội dung này hiện đang xin ý kiến doanh nghiệp và sắp công bố.
Khi được yêu cầu thời hạn cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ trước 5/11 phải ban hành xong.
Thủ tục công bố hợp quy rất phức tạp, không minh bạch
Theo đánh giá của Bộ KHĐT, trong thời gian qua, Bộ Y tế có một số thay đổi về thủ tục quản lý chuyên ngành đối với thực phẩm nhập khẩu. Trong đó, rõ nhất là tại Thông tư 52/2015/TT-BYT đã sửa đổi thủ tục 2 bước thành thủ tục 1 bước.
Trước đây, doanh nghiệp phải kiểm tra chất lượng hàng hoá do tổ chức kiểm định được Bộ Y tế chỉ định thực hiện, sau đó tới bước 2 là cấp thông báo sản phẩm đạt chất lượng nhập khẩu do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế thực hiện. Nay bãi bỏ thủ tục ở bước 2, kết quả kiểm định ở bước 1 có giá trị để thông quan hàng hoá.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế cần tiếp tục giải quyết. Như danh mục hàng hoá kèm mã HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế chưa được ban hành đầy đủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, thủ tục công bố hợp quy tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm rất phức tạp, không minh bạch, thời gian kéo dài (hàng tháng, có khi tới vài tháng), thường phải tốn chi phí không chính thức.
Đặc biệt, hiện Luật An toàn thực phẩm quy định “Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của các cơ quan kiểm tra được chỉ định”, nghĩa là, 100% lô hàng thuộc các nhóm hàng trên đểu phải thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm mà không được áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro.
Bộ KHĐT kiến nghị Bộ Y tế thực hiện ngay các giải pháp nhằm giải quyết triệt để các vướng mắc của doanh nghiệp; thực hiện đúng quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP, theo đó không áp dụng quy định công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các nguyên liệu nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuất khẩu. Đây cũng là những yêu cầu đã được chỉ ra tại Nghị quyết 19/2016.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng cần kiến nghị sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo các nguyên tắc cải cách thủ tục quản lý chuyên ngành đã đề ra tại Nghị quyết 19 và cam kết tại TPP và các hiệp định FTA. Cụ thể là áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, kiểm tra trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thay cho việc kiểm tra từng lô hàng; phân loại mặt hàng cần kiểm tra trước thông quan, mặt hàng có thể kiểm tra sau thông quan./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·MobiFone tập trung toàn lực ứng cứu thông tin vùng lũ
- ·Doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn sẽ bị bêu tên công khai
- ·Khách hàng gửi tiền ngân hàng: Cần phải niêm yết công khai về lãi suất
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Vì sao MAS trình kế hoạch kinh doanh lỗ năm 2020?
- ·Công nghệ tái chế chất thải hạt nhân thành ‘pin kim cương’
- ·Asus ra mắt Zenfone 7 và 7 Pro: Thiết kế ấn tượng, trạng bị chíp chất lượng cao
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Các doanh nghiệp ‘xoay mình’ để có lãi giữa đại dịch Covid
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Đồng Nai: Doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ 1.500 nhân viên 11 triệu đồng/tháng vì Covid
- ·Thủ thuật khắc phục lỗi máy tính bàn đang ngoại tuyến
- ·TGĐ Kangaroo: Không có công thức tạo dấu ấn, chúng tôi tìm công thức để phát triển
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·EVNHANOI triển khai các giải pháp đảm bảo điện mùa nắng nóng
- ·Vietcombank áp dụng sớm ICCAP hoàn thành toàn bộ 3 trụ cột BASEL II trước thời hạn
- ·Thủ thuật tìm kiếm nhanh hơn trên Google không phải ai cũng biết
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·OPPO A72 ra mắt, phiên bản anh em của A52