【kq.duc】Nữ sinh nhập viện điều trị tâm thần vì áp lực học hành
Theữsinhnhậpviệnđiềutrịtâmthầnvìáplựchọchàkq.duco bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E (Hà Nội), đơn vị này vừa tiếp nhận một số trường hợp vào khám liên quan tới áp lực học hành.
Một nữ sinh 15 tuổi (trú tại Hà Nội) được mẹ đưa tới bệnh viện vì thường xuyên gặp ác mộng. Gần đây, nữ sinh này có mong ước sau giấc ngủ mình không tỉnh lại nữa, gây thương tích cho bản thân để kết thúc cuộc đời.
Theo người thân, em luôn tự đặt áp lực học hành vì muốn trở thành con ngoan trò giỏi dẫn đến xáo trộn tâm lý, căng thẳng.
Bác sĩ Chung cho biết bệnh nhân được nhập viện và dùng thuốc, tâm lý trị liệu. Hiện tại, sức khoẻ nữ sinh đã ổn định, song cần điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát cao.
Trường hợp thứ 2 là nữ sinh 17 tuổi (trú tại Ninh Bình) vào viện trong tình trạng trên tay chi chít vết sẹo dài kèm biểu hiện stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Kết quả thăm khám cho thấy em mắc chứng rối loạn nhân cách, trầm cảm do tự đặt kỳ vọng quá cao, dẫn đến áp lực.
Gia đình cho biết nữ sinh từ ngày đi học luôn đứng đầu lớp. Từ năm 12 tuổi, bệnh nhân đã có biểu hiện ít nói, thích ở một mình trong phòng và dùng dao rọc giấy cứa vào tay. Bố mẹ không phát hiện do con hay mặc áo dài che đi các vết sẹo.
Gần đây, thấy con gái lơ mơ, mất ngủ, mệt mỏi, mẹ kiểm tra thấy nhiều sẹo trên tay mới cho con đi viện.
Theo bác sĩ Chung, trầm cảm ở trẻ không phải hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu do áp lực học hành đến từ gia đình, nhà trường, thậm chí bản thân học sinh tự đặt ra. Khi áp lực càng lớn, tâm lý căng thẳng, trẻ sa sút tinh thần.
Ngoài ra, hiện nay với sự phát triển của mạng xã hội, học sinh tiếp xúc nhiều nội dung cực đoan như hành vi tự làm hại bản thân, rối loạn ăn uống, tự sát. Nếu trẻ gặp thêm xáo trộn tâm lý tuổi dậy thì dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
Trầm cảm, rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên không chỉ gây hậu quả cấp tính mà còn làm giảm nhận thức và mức độ tự tin của trẻ, ảnh hưởng đến tương lai nếu không được điều trị, trong đó mối nguy hiểm hàng đầu là hành vi hủy hoại bản thân.
Khi trẻ có biểu hiện trầm cảm, người thân cần đưa con em đi thăm khám và điều trị kịp thời đảm bảo việc học hành và sức khỏe tâm thần.
Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên với quy mô quốc gia. Nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Viết Chung và cộng sự năm 2021 tại lớp 10 của một trường trung học phổ thông Hà Nội, khi sử dụng thang CDI 2 (thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em) để đánh giá cho thấycó tới 34% số học sinh tham gia trả lời có các triệu chứng trầm cảm, trong số này 29,4% có ý định tự sát và 0,9% đã từng tự sát.
Bị bạn chê béo, nữ sinh Hà Nội giảm cân tới mức nhập viện tâm thầnBị chàng trai từ chối lời tỏ tình, chê béo, nữ sinh Hà Nội quyết ăn kiêng giảm cân. Sau đó, cô rơi vào cơn thèm ăn vô độ tới mức rối loạn tâm thần.(责任编辑:La liga)
- Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- HLV Park Hang Seo làm cố vấn cấp cao và định hướng chiến lược cho Bắc Ninh FC
- Cám cảnh hai ông cháu mò cua, bắt ốc, sống trong đói khổ
- Nhiều bạn đọc quan tâm, ủng hộ chương trình 'Tiếp sức đẩy lùi đại dịch' cùng VietNamNet
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Futsal Việt Nam sẵn sàng cho vòng Chung kết Giải Vô địch Futsal châu Á 2024
- ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh 19
- Khai mạc Giải bóng đá Tứ Hùng
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Putin sẽ chiến thắng tại bầu cử Tổng thống Nga
- Hai mẹ con cùng chiến thắng Covid
- Giọt nước mắt cay đắng của người mẹ nghèo chăm hai con bị thần kinh
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- Trao hơn 29 triệu đồng đến gia đình có 2 mẹ con mắc bạo bệnh
- Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- Hải quan Ấn Độ triển khai hệ thống máy soi mới tại sân bay Mumbai
- Diễn đàn thế giới về chống buôn bán ma túy và các đe dọa có liên quan
- Hội Đông y Việt Nam sẵn sàng tham gia phòng chống dịch bệnh
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Mẹ mất khi đi phụ hồ, 5 con thơ đau khổ khóc cạn nước mắt