88Point88Point

【nhận định hoffenheim】Quyền của sự lựa chọn

Báo Cà Mau(CMO) Chỉ cần mỗi từ “Tết” là người Việt ở khắp 5 châu có thể cảm nhận được không khí náo nức và hơn thế nữa là những gì thiêng liêng, tôn kính nhất mà mỗi người đều muốn dành tặng cho người thân và gia đình. Đó sẽ là khoảnh khắc thời gian ấm áp nhất, vui vầy nhất. Đó còn là những món quà quý nhất để tặng, biếu nhau.

Chỉ riêng quà tặng hay thực phẩm chuẩn bị trong dịp tết cũng đã và đang là đề tài nóng được bàn luận lâu nay. Giờ, hầu như xu hướng “check”, “lướt” trên các trang mạng xã hội để lựa chọn những món ăn, hàng tiêu dùng, quà tặng không còn xa lạ với phần đông người Việt.

Mở Zalo, Facebook là ôi thôi đủ thứ, đủ chủng loại, đủ giá và điều quan trọng nhất là cùng một món hàng nhưng nhiều nơi có thể làm ra nó. Vậy khi có nhu cầu thì mình là người sử dụng, người tiêu dùng nên bình tĩnh và “thông thái” để quyết định và lựa chọn.

Lựa chọn, xem kỹ thông tin từ mỗi loại sản phẩm rồi quyết định mua dùng là mấu chốt hình thành người tiêu dùng “thông thái” trong thời buổi hiện nay.

Nghĩa là hơn lúc nào hết người tiêu dùng phải biết trước hết tự bảo vệ mình, gia đình và người thân trước sự bùng mạnh của hàng hoá và xuất xứ của nó. Dù muốn, dù không ai cũng có thể hiểu và nhận ra rằng bây giờ thật giả đang xen nhau, những thứ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng bằng mắt thường khó có thể nhận ra.

Cứ mỗi dịp lễ lớn hay tết là tràn ngập những thông tin cảnh báo an toàn về thực phẩm và hàng hoá, chống hàng gian lận, hàng kém chất lượng. Tình hình chung là vậy, nhưng hầu như “quả bóng trách nhiệm” cứ xoay vầng chuyển đổi, để rồi chính người tiêu dùng mới là người phát hiện sản phẩm mình mua, nhãn hàng mình lựa là không đảm bảo, không an toàn.

Mới đây, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện nhiều vi phạm ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại 4 công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm ở khu vực ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.

Sự thật khi được công bố không người tiêu dùng nào lường được nhà sản xuất họ đã làm gì? Thật khó tin, họ đã dùng dịch bột ngọt hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá cùng với soda để làm thành phần chính trong pha chế nước mắm. Trong khi soda là chất tẩy rửa công nghiệp chuyên dùng để sản xuất xà phòng (xà bông) và chất tẩy rửa vệ sinh cũng được họ đưa vào nước mắm.

Mức xử phạt 782 triệu đồng đối với 4 công ty, tuy thấy nhiều nhưng so ra nếu điều tra cụ thể lượng hàng hoá đã tung ra thị trường chắc chẳng thấm vào đâu. Trong khi phần niêm yết giá của hợp chất để pha nước mắm này chỉ từ 7-9 ngàn đồng 1 lít. Mà hầu như trên khắp thị trường nước mắm đang bày bán và tư vấn, giới thiệu bán hiện nay không loại nào ở mức giá này.

Thử hỏi trên mỗi bàn ăn trong gia đình người Việt, có thể thiếu loại thực phẩm này? (ngoại trừ những trường hợp khác). Chính vì sự chưa “thông thái” của người tiêu dùng nên loại thực phẩm này đã và đang len lỏi đến tận bàn ăn? Sự ảnh hưởng với những cảnh báo từ ngành chức năng đang rất cần thiết, nếu người tiêu dùng không thể hiện được sự “thông thái” mà thích mua hàng với tâm lý “ngon, bổ, rẻ” thì rất nguy. Bởi, hầu hết những ảnh hưởng đến sức khoẻ tiêu dùng ngày nay không bộc phát ngay trên bàn ăn mà là tích tụ trong cả quá trình, thời gian dài dẫn đến sinh nhiều loại bệnh.

Rồi thì nhan nhãn các mặt hàng truyền thống xứ Cà Mau: Cá khô, tôm khô cũng đang chào bán rầm rộ trên mạng xã hội. Thử hỏi có ai đã từng đặt nghi vấn liệu các sản phẩm này đã được kiểm tra chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chưa? Quy trình sản xuất có đảm bảo an toàn không… Ngay cả đến những món không phải thực phẩm tiêu dùng cũng tràn vào và bị phát hiện ở Cà Mau, đương cử như vụ N-Collagen hồi tháng 10/2018.

Đành rằng lựa chọn hàng hoá để mua, để tiêu thụ là quyền của mỗi người. Việc lựa chọn ấy còn phù hợp với nhiều điều kiện khác của mỗi cá nhân, gia đình. Song, trước hết, dù mua món hàng đắt hay rẻ, nội hay ngoại nhập thì người tiêu dùng cũng cần nghiêm khắc với bản thân mình trong việc xem xét và đọc rõ những thông tin in trên sản phẩm.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta đã có hiệu lực từ 8 năm qua. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp Trung ương có Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Phòng kiểm soát hoạt động thương mại; Cấp địa phương có UBND cấp tỉnh, Sở Công thương (Phòng Quản lý thương mại), UBND cấp huyện. Nhưng theo thống kê, chỉ vài phần trăm người tiêu dùng sử dụng quyền lợi của mình đến các cơ quan có trách nhiệm để khiếu nại hoặc khởi kiện khi mua phải những sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng có hại đến mình và người thân.

Điều này trước hết thể hiện sự “dễ tính” đến mức “không cần thiết” của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Dẫn đến, nhiều văn bản luật được làm ra để bảo vệ họ nhưng chưa phát huy được tác dụng đúng với sứ mệnh của nó. Kéo dài sự “im lặng, dễ dãi” này từ phía người tiêu dùng “dễ dãi” đồng nghĩa với việc một bộ phận không nhỏ những người tiêu dùng “thông thái” sẽ còn tiếp tục phải gồng mình lên để tự bảo vệ cho bản thân và gia đình họ.

Vì thế, không vì nể nang, hay mối quan hệ quen biết mà “cả tin” với những lời quảng bá hào nhoáng bởi những sản phẩm “chưa rõ”. Để khỏi phải tức tưởi vì “tiền mất, tật mang” do chính sự không “thông thái” mang đến. Người tiêu dùng hãy tự tin rằng: Quyền lựa chọn sản phẩm, hàng hoá là ở mỗi chúng ta./.

Phong Phú

赞(5)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định hoffenheim】Quyền của sự lựa chọn