【ket qua c2 chau au】Chiến thắng trận Hiệp Hòa

Thời gian qua,ếnthắngtrậnHiệpHò<strong>ket qua c2 chau au</strong> được sự quan tâm, đầu tư của chính quyền các cấp, đường xá thị trấn Hiệp Hòa ngày càng được mở rộng, hiện đại.

Thời gian qua, được sự quan tâm, đầu tư của chính quyền các cấp, đường sá thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa ngày càng được mở rộng, hiện đại

Địa bàn Long An được Mỹ - Diệm xác định là ưu tiên số 1 (là các tỉnh xung quanh Sài Gòn), nên ngay từ đầu năm 1962, chúng tiến hành chiến lược này rầm rộ trên phạm vi toàn tỉnh.

Ở Long An, sau khi quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương Cục và Khu ủy Khu 8 (Đảng bộ Long An, Kiến Tường nằm trong Khu ủy Khu 8), “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị tiến công địch bằng cả hai mặt quân sự và chính trị”, Tỉnh ủy Long An chủ trương nhanh chóng hình thành lực lượng vũ trang ở ba cấp, phát động phong trào thanh niên tòng quân nhập ngũ, phát triển công binh xưởng sản xuất vũ khí thô sô, phát triển các tổ chức quần chúng như Nông hội, Phụ nữ, Thanh niên tích cực chuẩn bị cho đấu tranh chính trị; tổ chức tập huấn về công tác vận động quần chúng, phát động đấu tranh chính trị...

Phong trào đấu tranh, gom dân lập ấp ở Long An trong năm 1962 đã tiêu diệt và bức rút 70 đồn, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch, thu nhiều súng; mũi binh vận tổ chức được hơn 40 trận đánh có cơ sở binh vận tham gia; mũi đấu tranh chính trị tổ chức hàng trăm cuộc biểu tình, giải phóng thêm một số xã, ấp. Kết quả này đã ngăn chặn hiệu quả chương trình gom dân, lập ấp của địch trong năm 1962 chỉ đạt 13,6% kế hoạch trong toàn tỉnh Long An. Nguy cơ thất bại hoàn toàn chương trình gom dân, lập ấp tại Long An và toàn miền là không thể tránh khỏi.

Do đó, ngay đầu năm 1963, địch tăng cường thêm nhiều lực lượng về Long An, cụ thể là trung đoàn 46 của sư đoàn 25 ngụy về thị trấn Đức Hòa và trải quân trên lộ 31, trung đoàn 10 sư đoàn 7 về lộ 1 đoạn Bến Lức đến Thủ Thừa, chiến đoàn biệt động quân về Cần Giuộc (2.500 quân), chiến đoàn thủy quân lục chiến về Cần Đước (3.000 quân). Ngoài ra, địch còn tăng cường số lượng xe bọc thép hoạt động trên lộ 4 đoạn từ Tân An đến Bến Lức, tăng cường thêm 2 giang đoàn chiến đấu trên sông Vàm Cỏ Đông, tăng thêm số lượng súng đạn cho các trận địa pháo trên địa phận Long An và vùng lân cận.

Sau khi triển khai xong lực lượng mới được tăng cường, chúng tổ chức những cuộc hành quân bình định có quy mô rất lớn - cấp chiến đoàn hỗn hợp. Trước hết, chúng càn quét, đánh phá địa hình, soi tìm hầm bí mật,... với mục đích đánh bật tất cả các lực lượng của ta ra khỏi khu vực. Hoàn thành xong nhiệm vụ quân sự, lực lượng này trực tiếp cùng các đoàn “cán bộ bình định” tiến hành gom dân, lập ấp chiến lược; đồng thời, thành lập và củng cố chính quyền cơ sở xã, ấp tổ chức và trang bị cho lực lượng dân vệ và giao trách nhiệm tự bảo vệ cho lực lượng này.

Chương trình lập ấp chiến lược của địch ở Long An tiến triển với tốc độ rất nhanh. Ở Đức Hòa, trong nửa đầu năm 1963, địch đã hoàn thành việc lập ấp chiến lược 8/10 xã.

Ở Đức Huệ, địch đưa lực lượng của sư đoàn 7 về trực tiếp càn quét lập ấp chiến lược Quéo Ba ở Mỹ Quý Tây. Ở Bến Lức, địch tập trung lực lượng lập ấp ở Voi Lá, Tấn Long. Ở Cần Giuộc, đến giữa năm 1963, hầu hết các xã có ấp chiến lược. Ở Cần Đước, địch tập trung đánh phá, gom dân rất quyết liệt ở Phước Tuy và Tân Lân.

Đến tháng 9/1963, địch đã lập được 240 ấp chiến lược trên phạm vi Long An và Kiến Tường. Chúng đã chiếm lại phần lớn những vùng nông thôn giải phóng mà ta mở ra từ phong trào Đồng Khởi và đẩy lực lượng của tỉnh vào tình thế khó khăn về nhiều mặt như thiếu căn cứ đứng chân và địa bàn hoạt động quân sự, thiếu nguồn cung cấp lương thực từ quần chúng, chưa tìm ra cách đánh và phá triệt để ấp chiến lược.

Trong khi đó, lực lượng tập trung của tỉnh được sử dụng hoạt động ở vùng yếu phía Nam một cách phân tán, với cách đánh như cũ nên hiệu quả không cao và ngày càng rơi vào tình thế khó khăn: Thiếu nguồn cung cấp vũ khí, thiếu lương thực và phải hoạt động liên tục không có điều kiện củng cố, bổ sung quân số. Lực lượng huyện, xã cũng ở tình trạng tương tự.

Thực tế tình hình trên phản ánh tương quan lực lượng trên địa bàn Long An. Hoạt động quân sự của ta kém hiệu quả do tương quan lực lượng quá chênh lệch đã dẫn đến tình trạng bị thu hẹp vùng giải phóng và ảnh hưởng đến tất cả các mặt của cuộc kháng chiến trong tỉnh. Cụ thể là mũi đấu tranh chính trị, binh vận tuy vẫn được duy trì nhưng kém sôi nổi. Công tác phát triển Đảng và phát triển lực lượng cũng chậm lại. Đó là khó khăn thử thách của Đảng bộ và nhân dân Long An.

Trước những khó khăn thực tế của tình hình, tháng 9/1963, Tỉnh ủy Long An triệu tập cuộc họp mở rộng. Từ hội nghị này, Tỉnh ủy thấy rõ những hạn chế, khó khăn trước mắt, đồng thời cũng thấy rõ những cơ sở thực tiễn để có thể khắc phục khó khăn. Hội nghị Tỉnh ủy nêu quyết tâm: “Kiên quyết phá toàn bộ ấp chiến lược của địch, mở rộng căn cứ, khôi phục lại thế của vùng giải phóng như cũ, tạo điều kiện đẩy chiến tranh nhân dân lên một bước mới”.

Quyết tâm này được nêu ra trong lúc ấp chiến lược của địch còn dày đặc nhưng hoàn toàn có cơ sở thực tiễn vì khi địch đã lập được nhiều ấp chiến lược trên nhiều vùng rộng lớn thì chúng buộc phải dàn mỏng lực lượng ra để bảo vệ. Như vậy ta có thể tập trung lực lượng, tạo ưu thế trên từng khu vực, tiêu diệt từng bộ phận địch, buộc chúng phải bị động đối phó, trên cơ sở đó làm chúng suy yếu dần không còn đủ sức làm chỗ dựa cho ấp chiến lược.

Hội nghị Tỉnh ủy phát động phong trào toàn quân, toàn dân trong tỉnh tích cực đào nhiều công sự ở những khu vực địa hình có lợi cho ta và dọc theo những con đường mà lực lượng ta thường di chuyển để bộ đội có thể cơ động, hình thành thế trận vận động tấn công khi quân địch hành quân càn quét. Những công sự đó còn giúp nhân dân và lực lượng vũ trang có thể tránh được thương vong vì pháo binh của địch.

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy tháng 9/1963, toàn Đảng bộ bắt tay vào công tác chuẩn bị mọi mặt cho việc thực hiện quyết tâm. Trước hết, tỉnh củng cố lại lực lượng vũ trang ở cả ba cấp. Đối với lực lượng tập trung, tỉnh tăng cường hơn gấp đôi cả về quân số và đầu đơn vị; đồng thời, được trang bị thêm một số vũ khí lớn như súng cối 60 ly và 82 ly, súng ĐKZ 57 ly và 75 ly (vũ khí mới đưa từ miền Bắc vào).

Do đó, sức chiến đấu của lực lượng tập trung đã mạnh hơn. Đối với lực lượng cấp huyện, xã, tỉnh chỉ đạo mỗi huyện thành lập một đại đội tập trung, quân số tùy theo khả năng trang bị và cung cấp của huyện. Các xã phải có từ 1 đến 2 trung đội du kích; đồng thời, thành lập một số đội “du kích liên xã” do huyện chỉ huy làm lực lượng cơ động chiến đấu trong huyện (du kích liên xã là lực lượng cơ động trong phạm vi một cụm từ 2 đến 4 xã, lực lượng này có nhiệm vụ chiến đấu gần giống như bộ đội huyện). Tỉnh phát động phong trào toàn dân, toàn quân đào công sự chiến đấu trên tất cả các địa hình, tạo ra khí thế chuẩn bị rất sôi nổi.

Cùng với việc chuẩn bị cho mũi tấn công quân sự, Long An rất chú trọng công tác chuẩn bị cho mũi đấu tranh chính trị và binh vận. Tỉnh chỉ đạo cho các nơi phải tăng cường đưa cán bộ, đảng viên và du kích mật thâm nhập vào các ấp chiến lược và tích cực hoạt động để có thể phối hợp kịp thời giữa nổi dậy của quần chúng trong ấp chiến lược với những trận đánh của lực lượng vũ trang nhằm vào đồn bót và lực lượng địch ứng cứu. Đến cuối năm 1963, phần lớn các ấp chiến lược của địch ở Long An đều đã có cơ sở cách mạng và cơ sở binh vận của ta. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để hình thành cao trào phá ấp chiến lược ở Long An.

Từ quan điểm sử dụng đòn tấn công quân sự đi trước để tạo thế nổi dậy cho nhân dân trong cao trào phá ấp chiến lược, tỉnh chỉ đạo chọn một mục tiêu quân sự tương đối lớn và phải chuẩn bị thật kỹ để đánh chắc thắng nhằm tạo sự rúng động mạnh đối với tinh thần quân địch trong vùng, từ đó có thể dẫn đến sự tan vỡ dây chuyền đối với hệ thống đồn bót và ấp chiến lược. Trận đánh lớn còn nhằm lấy thêm vũ khí, tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang tiếp tục tấn công phá ấp chiến lược. Trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hiệp Hòa, Đức Hòa là mục tiêu được chọn.

Căn cứ huấn luyện biệt kích của địch ở Hiệp Hòa có quy mô tương đối lớn, có hình tứ giác, mỗi chiều rộng từ 100 đến 150m, ở mỗi góc có một lô cốt lớn gắn súng đại liên, giữa mỗi cạnh lại có một lô cốt phụ và rất nhiều lỗ châu mai hướng ra bốn phía. Ở bên trong căn cứ có nhiều dãy nhà lính, trận địa pháo binh, khu thông tin, nhà chỉ huy, khu hậu cần tiếp liệu và kho tàng, đạn dược. Ở bên ngoài có 11 lớp hàng rào dây kẽm gai kết hợp với mương sâu và hệ thống mìn bẫy dày đặc.

Căn cứ Hiệp Hòa có sức chứa khoảng 500 quân do 21 sĩ quan ngụy và 14 cố vấn Mỹ chỉ huy, tầm hoạt động của nó bao trùm nhiều tỉnh của Nam bộ. Ở căn cứ Hiệp Hòa, ta đã xây dựng được 3 cơ sở nội ứng rất vững vàng (có một đảng viên). Việc lựa chọn căn cứ Hiệp Hòa làm mục tiêu trận đánh mở đầu cho phong trào phá ấp chiến lược, phải bảo đảm chắc thắng và gây tiếng vang lớn là chủ trương rất táo bạo và sát với tình hình thực tiễn của Long An trong lãnh đạo phong trào cách mạng.

Sau khi nắm chắc tình hình, tỉnh quyết định sử dụng tất cả lực lượng tập trung của tỉnh (gồm Đại đội 1, Đại đội 2; đặc công, trinh sát, hỏa lực) cùng với lực lượng của huyện Đức Hoà và huy động thêm một số vũ khí lớn. Ngoài ra, tỉnh còn huy động hàng trăm dân công của nhiều huyện để phục vụ trước và sau trận đánh. Quyết tâm đánh căn cứ Hiệp Hòa, một mục tiêu rất lớn so với lực lượng của tỉnh thể hiện bản lĩnh lãnh đạo táo bạo và quyết đoán của Tỉnh ủy Long An.

Trong khi Long An đang gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị mọi mặt để bước vào cao trào phá ấp chiến lược thì tình tình chính trị ở Sài Gòn có biến động rất lớn: Mỹ đã bật đèn xanh cho lực lượng đối lập làm đảo chính lật đổ chính quyền của Diệm - Nhu bằng cuộc đảo chính ngày 01/11/1963. Tình hình này làm cho chương trình ấp chiến lược của địch chựng lại. Nhận thức được thời cơ đó, Tỉnh ủy Long An chủ trương nhanh chóng phát động cao trào phá ấp chiến lược trên phạm vi toàn tỉnh.

Đêm 22 tháng 11 năm 1963, trận tiến công căn cứ Hiệp Hoà diễn ra mở đầu cho cao trào phá ấp chiến lược của tỉnh. Trận đánh do đồng chí Huỳnh Công Thân, thay mặt cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo và đồng chí Nguyễn Hữu Nhơn (Tư Vũ), Tỉnh đội trưởng chỉ huy trận đánh.

Lúc 00 giờ 10 phút, khi tổ đặc công của ta đang tiềm nhập vào khu chỉ huy sở của địch thì gặp một toán địch tuần tra, ta buộc phải nổ súng trước giờ quy định. Tổ nội ứng trên chốt gác bật đèn pha chiếu vào khu nhà chỉ huy và dùng súng đại liên tiêu diệt tốp địch tuần tra, tạo thời cơ cho tổ đặc công vận động vào đánh sập nhà chỉ huy và nhà ở của cố vấn Mỹ. Phối hợp lực lượng bên trong, khẩu đội ĐKZ bắn sập lô cốt phía Tây tạo điều kiện để Đại đội 1 dùng thang vượt qua hào xung phong đánh chiếm mục tiêu theo kế hoạch. Trận đánh diễn ra trong khoảng 45 phút, ta hoàn toàn làm chủ căn cứ, diệt tại chỗ hàng chục tên địch, bắt hơn 100 tên, trong đó có 4 tên cố vấn Mỹ, thu trên 500 súng các loại và nhiều đạn dược. Đây là những sĩ quan Mỹ đầu tiên và có số lượng lớn nhất bị ta bắt sống trên chiến trường Nam bộ. Về phía ta, chỉ bị thiệt hại nhẹ.

Sáng ngày 23/11/1963, một trung đội biệt kích từ Hòa Khánh kéo về Hiệp Hòa đã bị mũi binh vận đánh bằng đòn ly gián, nên cả trung đội địch bị ngụy quyền bắt, vì tưởng bọn này đã làm nội ứng cho ta. Một trung đội khác từ Đức Huệ kéo về đến chợ Hiệp Hòa thì gặp mũi đấu tranh chính trị của quần chúng vừa tuyên truyền, vừa hù dọa làm cho cả trung đội này đào rã ngũ. Trận Hiệp Hòa diệt thêm 2 trung đội nữa bằng sự kết hợp chính trị và binh vận.

Ngay sau trận đánh, Long An chủ trương mở đợt hoạt động cao điểm để phát huy khí thế của chiến thắng Hiệp Hòa. Ở Đức Hòa, nơi địch gom dân, lập ấp nhiều nhất cũng là nơi ta có phong trào phá ấp chiến lược sôi nổi và mạnh mẽ nhất. Ấp chiến lược của địch ở Đức Hòa bị phá vỡ từng mảng, 8 xã của Đức Hoà được giải phóng hoàn toàn. Ở Đức Huệ, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng chống gom dân diễn ra khá quyết liệt tại những khu vực như Mỹ Quý Tây, Bình Thành làm thất bại âm mưu của địch dồn dân về Thủ Thừa. Ở Bến Lức, Huyện ủy nắm chắc lực lượng vũ trang đứng chân ở khu vực Gia Vấn, Cá Ngựa, Ba Vồn,... để tấn công phá ấp chiến lược và tấn công nhiều đồn bót, nhiều ấp chiến lược bị nhân dân nổi dậy tự phá bỏ. Ở Châu Thành, lực lượng vũ trang đánh địch ở Thuận Mỹ và Thày Ban, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá vỡ một số ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Ở Cần Đước, Huyện ủy chỉ đạo tấn công ba mũi đều khắp ở Phước Lý, Nhà Thờ, Xoài Đôi, Cầu Nổi, Phước Đông, Tân Chánh, Tân Lân,... địch ở nhiều đồn bót bỏ chạy, nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.

Ở Cần Giuộc, phong trào phá ấp chiến lược phát triển khá sôi nổi, các xã trọng điểm như Phước Vĩnh Đông, Thuận Thành là những xã tự đứng lên giải phóng. Các xã khác như Phước Lâm, Phước Hậu, Mỹ Lộc là khu vực tấn công mạnh cả ba mũi. Đến cuối đợt cao điểm, Cần Giuộc giải phóng được 7 xã.

Tình hình ở các huyện khác của Long An cũng diễn ra rất sôi động và thật sự đã hình thành một cao trào toàn dân tham gia phá ấp chiến lược bằng mọi hình thức đấu tranh.

Trên cơ sở phong trào phát triển rộng rãi, Tỉnh ủy chỉ đạo lực lượng tập trung tổ chức những trận đánh lớn hơn để thúc đẩy cao trào phát triển nhanh hơn. Thực hiện chủ trương đó, Đại đội 1 và Đại đội 2 đã đánh trận tập kích ở Mương Trám (xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức), tiêu diệt một tiểu đoàn biệt động quân của địch. Sau đó, cuối tháng 4/1964 đánh trận tiêu diệt trung tâm huấn luyện dân vệ của địch ở Gò Đen, Bến Lức. Trận đánh này đã làm cho địch không còn khả năng bổ sung quân số cho các đồn bót, buộc chúng phải rút bỏ một số đồn bót kéo theo sự tan rã của các ấp chiến lược mà các đồn bót bảo vệ.

Sau 5 tháng tấn công liên tục, quân và dân Long An đã tiêu diệt, bức rút, bức hàng và làm tan rã hàng trăm đồn bót lớn, nhỏ của địch, trong đó có hai căn cứ lớn là Hiệp Hòa và Gò Đen, tiêu diệt một tiểu đoàn chủ lực địch, phá tan phần lớn số ấp chiến lược trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 02/1964, toàn tỉnh đã giải phóng được 23 xã, phá được 193/237 ấp chiến lược, tiêu diệt và bức rút 60 đồn bót, Mỹ gần như đã mất hầu hết các ấp chiến lược, đồn bót mà Mỹ đã xây dựng trong 2 năm 1962-1963, giải tán hơn 2.000 thanh niên chiến đấu, dân vệ. Vùng giải phóng của tỉnh phát triển thành thế liên hoàn từ huyện Đức Huệ đến Bến Thủ và xuống huyện Cần Đước. Ta đã cơ bản đánh bại quốc sách ấp chiến lược của địch, đưa phong trào cách mạng của tỉnh phát triển lên thế vững chắc. Qua đó, làm thất bại hoàn toàn chương trình bình định của địch ở một trong những địa bàn trọng yếu nhất của chúng là Long An.

Đợt hoạt động tiến công trên quy mô toàn tỉnh, chống phá bình định, gom dân, lập ấp chiến lược cuối năm 1963 đến đầu năm 1964, mà đỉnh cao là chiến thắng trận Hiệp Hoà của tỉnh Long An đã giành được thắng lợi to lớn. Lực lượng vũ trang tỉnh qua hoạt động chiến đấu đánh địch đã nâng cao về trình độ tổ chức chỉ huy, chiến đấu, được bổ sung thêm quân số và trang bị vũ khí.

Tỉnh ủy Long An phát động cao trào phá ấp chiến lược trong điều kiện tình hình mọi mặt của tỉnh còn vô cùng khó khăn. Nhưng cao trào đã phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả lớn. Sự phát triển vượt bậc ấy có nhiều nguyên nhân:

- Về lãnh đạo, tỉnh đã tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến tình trạng để địch thực hiện được kế hoạch gom dân, lập ấp một cách nhanh chóng. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy đã vận dụng những kinh nghiệm chỉ đạo ở những thời kỳ trước để đề ra những chủ trương mới rất táo bạo và sát với tình hình thực tiễn.

- Về tổ chức thực hiện, Đảng bộ lực lượng vũ trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tấn công quân sự, tạo thế và tạo lực cho cao trào phá ấp chiến lược của toàn dân. Thắng lợi của cao trào còn do những nỗ lực nhiều binh chúng gồm bộ binh, đặc công, trinh sát, pháo binh, nội ứng và quần chúng nhân dân yêu nước các xã huyện Đức Hoà.

Về điều kiện khách quan, cao trào phá ấp chiến lược của Long An diễn ra khi chính quyền Sài Gòn đang lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên sau cuộc đảo chính Diệm ngày 01/11/1963. Do đó, chúng có phần buông lỏng việc thực hiện chương trình bình định. Riêng ở Long An, tuy quân địch đông nhưng chúng đã phải dàn mỏng để bảo vệ nhiều ấp chiến lược nên đã bộc lộ nhiều sơ hở.

Thắng lợi của trận Hiệp Hòa đã minh chứng tính đúng đắn của những chủ trương và quyết tâm trong lãnh đạo của tỉnh Long An. Trận Hiệp Hoà có tác dụng to lớn, cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm chiến đấu của quân và dân Long An; đồng thời, chứng tỏ khả năng mới về trình độ tác chiến đánh địch của lực lượng vũ trang tỉnh, trước một đối tượng tác chiến sừng sỏ và được trang bị hiện đại. Thắng lợi vang dội của trận Hiệp Hòa ngày 23/11/1963 làm rúng động tinh thần của ngụy quân, ngụy quyền ở Long An, quân chủ lực, quân địa phương và bọn tề xã đều hoang mang lo sợ. Đó là sự mở đầu giòn giã cho cao trào phá ấp chiến lược của Long An, báo trước cho thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trên địa bàn Long An.

Trận Hiệp Hòa là một điển hình về sự vận dụng và tạo sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công: Quân sự, chính trị, binh vận. Trận đánh chứng tỏ khả năng tác chiến của các lực lượng Long An đã đạt đến trình độ khá cao, có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu lớn hơn.

Chiến thắng Hiệp Hòa còn có ý nghĩa thực tiễn đối với chiến trường Nam bộ, mở rộng được hành lang nối liền miền Đông Nam bộ với miền Tây Nam bộ và Đông Nam Campuchia. Long An là tỉnh đầu tiên kết thúc sớm và triệt để nhất cao trào phá ấp chiến lược trong toàn miền Nam.

Cao trào phá ấp chiến lược với đỉnh cao là Chiến thắng Hiệp Hoà năm 1963 ghi dấu ấn thành tích quan trọng và có tính chất bản lề trong chuỗi hoạt động đấu tranh kiên cường của toàn quân, dân Long An những năm tiếp theo, góp phần cùng cả nước làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của địch giai đoạn 1965-1967 với phong trào toàn dân đánh giặc mà Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến là biểu tượng, được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phong tặng lá cờ vẻ vang: “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” vào năm 1967.

60 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vang dội và những bài học kinh nghiệm từ Chiến thắng Hiệp Hoà năm 1963 vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được tiếp tục phát huy, vận dụng sáng tạo trong giáo dục chính trị tư tưởng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trong đó, tinh thần cách mạng tiến công, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đoàn kết, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và đồng bào yêu nước tỉnh Long An là tài sản vô giá, cần tiếp tục được phát huy.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hoà (23/11/1963 - 23/11/2023) nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu sắc thêm về truyền thống lịch sử của quê hương, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ mai sau. Từ đó khơi dậy mạnh mẽ trong nhân dân tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, xây dựng tỉnh nhà phồn vinh, hạnh phúc, góp phần hiện thực hoá mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

BTGTU

Thể thao
上一篇:Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
下一篇:Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh