您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả tiger】Ngành sản xuất phân bón nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính 正文

【kết quả tiger】Ngành sản xuất phân bón nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính

时间:2025-01-24 23:53:11 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Ngành phân bón chiếm khoảng 2,5% lượng phát thải khí nhà k& kết quả tiger

Ngành phân bón chiếm khoảng 2,ànhsảnxuấtphânbónnỗlựcápdụngnhiềugiảiphápđểgiảmphátthảikhínhàkíkết quả tiger5% lượng phát thải khí nhà kính

Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, đối với ngành nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp toàn cầu sẽ giảm 50% nếu không sử dụng phân bón. Tuy nhiên, khoảng 2,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến phân bón.

Hiện nay, năng lượng chiếm đầu vào đáng kể trong ngành sản xuất phân bón, do vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và chuyển đổi năng lượng chính là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Vì vậy, để giảm phát thải trong khâu sản xuất, hiện các nhà sản xuất phân bón đã thực hiện nhiều biện pháp giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong sản xuất và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Theo đó, tiêu thụ năng lượng của các nhà máy sản xuất ammonia đã giảm hơn 15% trong thập kỷ qua. Một số công ty phân bón đã bước đầu thực hiện các phương pháp sản xuất phân bón xanh hơn, bao gồm cung cấp năng lượng cho quy trình sản xuất ammonia (quy trình Haber-Bosch) bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Một giải pháp khác chính là phát triển các dạng phân bón đặc biệt như phân bón phân giải, tan chậm, kiểm soát phân giải sẽ giúp tăng sự hấp thu phân bón của cây trồng, đồng thời giảm tác hại đến môi trường.

Áp dụng các giải pháp thay thế và nâng cấp máy móc nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất phân bón, góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động này.

Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành sản xuất phân bón góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa

Thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp cho thấy việc áp dụng các giải pháp thay thế và nâng cấp máy móc nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã mang lại những kết quả rõ rệt. Cụ thể, việc thay thế hệ thống rửa đồng bằng hệ thống methal hóa đã tiết kiệm được 20% năng lượng. Việc sử dụng nước tuần hoàn thay thế cho nước công nghiệp khu 678 giúp tiết kiệm 78% năng lượng. Việc thay thế máy nén H2/N2 bằng máy nén tuần hoàn giúp tiết kiệm 33% năng lượng.

Một số đơn vị đã phát triển bộ giải pháp dinh dưỡng tổng hợp với các công nghệ cao như Bio-Coating, Humate, sinh học, phức hợp, phân bón nhả chậm (CRF và SRF), BioMix…để tạo ra các sản phẩm phân bón giúp sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn, nâng cao năng suất và khả năng chống sâu bệnh cho cây trồng, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Áp dụng công nghệ Bio-Coating để tạo ra các dòng sản phẩm đạm tiết kiệm (N.46 Plus), đạm kích kháng (N46. True), đạm sinh học (N.46 Rich), đạm vi sinh (Urea BiO) giúp nông dân bón ít phân đạm ure hơn từ 15 - 20%, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa tăng hiệu quả kinh tế.

Cùng với sản xuất, việc sử dụng phân bón đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng lúc và đúng cách cũng là giải pháp giúp giảm khí phát thải hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thay thế phân bón tổng hợp bằng phân chuồng, phân trộn hoặc phân hủy có khả năng giảm lượng khí thải từ 10- 20% hoặc cao hơn. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp kiểu lượng tối thiểu (microdosing) cũng góp phần giảm lượng phân bón sử dụng, giảm khí phát thải nhà kính.

Mặc dù nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực phân bón đã được nghiên cứu và đề xuất nhưng khả năng áp dụng và nhân rộng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là khi các doanh nghiệp trong ngành phải tái đầu tư, cấu trúc lại quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị.

Nêu quan điểm về công tác giảm phát thải trong ngành phân bón hiện nay, GS.TS Nguyễn Văn Bộ - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ NN&PTNT) cho biết, Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Chính phủ đồng hành với doanh nghiệp trong thực hiện cam kết trung hòa carbon trên cơ sở có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để đầu tư lại, cấu trúc lại quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị. Nhất là kiến nghị tháo gỡ khó khăn về Luật về thuế số 71/2014/QH13 (Luật Thuế 71) về thuế VAT đầu vào cho phân bón.

Nhiều doanh nghiệp nỗ lực áp dụng hiệu quả các giải pháp để giảm thải khí nhà kính 

Một trong những đơn vị điển hình trong sản xuất phân bón giúp giảm phát thải khí nhà kính phải nhắc tới Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau. Từ lâu công ty này đã đề ra lộ trình chi tiết với các mục tiêu thiết thực nhằm giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên/nhiên liệu, hướng đến phát triển bền vững.

Một trong những giải pháp quan trọng đang được Công ty triển khai là tận dụng và thu hồi tối đa nguồn CO2 dư cũng như CO2 từ khí thải để gia tăng sản lượng urê và sản xuất CO2 thực phẩm. Với lộ trình cụ thể, công ty đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm phát thải tương đương 7%, đến năm 2050 giảm lượng phát thải này xuống mức “0” - tức là trung hòa carbon hoàn toàn.

Bên cạnh việc giảm phát thải, Công ty cũng luôn tăng cường tiết kiệm năng lượng. Kể từ năm 2012, Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm tiêu hao năng lượng và nâng công suất Nhà máy. Theo đó, kết quả tiết giảm tương đương 12% tổng tiêu hao năng lượng sản xuất phân bón, công suất Nhà máy vận hành ở tải 115-116%.

Những nỗ lực này đã được ghi nhận khi năm 2022, Công ty được Haldor Topsoe - Tổ chức uy tín về môi trường công nhận nằm trong Top 10% nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới, minh chứng cho cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm môi trường.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc PVCFC cho biết: “Việc tiết giảm tiêu hao năng lượng luôn là mục tiêu quan trọng xuyên suốt của Phân bón Cà Mau. Việc này đã được thực hiện từ giai đoạn thành lập và đã đóng góp rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh; đây cũng là hành động nhằm hiện thực hóa định hướng chiến lược phát triển bền vững của Công ty”.

Với Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), Công ty đã áp dụng các giải pháp thay thế và nâng cấp máy móc để sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ví dụ, hệ thống methal hóa thay cho hệ thống rửa đồng tiết kiệm được 20% năng lượng; nước tuần hoàn thay cho nước công nghiệp khu 678 tiết kiệm được 78% năng lượng; máy nén tuần hoàn thay cho máy nén H2/N2 tiết kiệm được 33% năng lượng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành mối lo chung của toàn nhân loại, Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao luôn ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng. Những năm qua, đặc biệt là 10 năm gần đây, Công ty đã, đang và tiếp tục triển khai áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), cụ thể: Trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện, giảm tiêu hao điện năng cho mỗi tấn sản phẩm, đặc biệt là nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất để giải quyết vấn đề môi trường.

Công ty đã thay thế và sử dụng xúc tác V2O5 có hoạt tính cao và chuyển đổi công nghệ sản xuất axít H2SO4 hai dây chuyền Axit 1 và Axit 2 từ tiếp xúc đơn sang tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần để giảm lượng chất thải khí thải SO2, SO3 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

Công ty đã tiến hành triển khai dự án tận dụng hơi nhiệt thừa từ các dây chuyền sản xuất axít sunfuric xây dựng bộ phận phát điện với công suất 3MW/h góp phần sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải KNK quy đổi. Đồng thời, Công ty đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sản xuất và xử lý tuần hoàn nước thải 1.900 m3/h, với tổng kinh phí 47 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối: mùn cưa, dăm bào thải ra trong quá trình sản xuất chế biến gỗ thay cho việc đốt dầu FO và than để đốt lò lấy nhiệt sấy các sản phẩm phân bón, làm giảm phát thải khí SO2 và KNK ra môi trường.

Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để góp phần hơn nữa trong việc giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất axit sunfuric 300.000 tấn/năm thay thế cho 3 dây chuyền sản xuất axit sunfuric hiện có nhằm giảm định mức tiêu hao điện trong sản xuất, tận dụng tối đa nhiệt thừa của dây chuyền để phát điện đủ cho nhu cầu sản xuất toàn Công ty, không phải sử dụng điện lưới quốc gia. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu rà soát, áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm định mức tiêu hao điện, nước, nhiên liệu cho 1 tấn sản phẩm các loại…

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT về chất lượng phân bón

Quy chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về phân loại, chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, phương pháp thử và yêu cầu quản lý đối với phân bón trong quá trình sản xuất, buôn bán và nhập khẩu phân bón.

Theo đó, phân bón phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng chính, chỉ tiêu chất lượng bổ sung phải đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là chỉ tiêu chất lượng bổ sung phải đăng ký), mức sai lệch giữa kết quả thử nghiệm so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và mức sai lệch giữa kết quả thử nghiệm so với mức quy định được chấp nhận về chỉ tiêu chất lượng quy định tại Quy chuẩn này.

Ngoài chỉ tiêu chất lượng chính, chỉ tiêu chất lượng bổ sung phải đăng ký, tổ chức, cá nhân được đăng ký chỉ tiêu chất lượng bổ sung quy định tại Quy chuẩn này trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Phân bón trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có hàm lượng hoặc tổng hàm lượng >0,005% khối lượng phải đăng ký các chất điều hòa sinh trưởng trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; hàm lượng hoặc tổng hàm lượng (trường hợp có từ hai chất điều hòa sinh trưởng trở lên) chất điều hòa sinh trưởng trong phân bón phải nhỏ hơn 0,5% khối lượng.

Chỉ tiêu chất lượng phân bón công bố hợp quy phải đúng với chỉ tiêu chất lượng phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Phân bón phải đáp ứng yêu cầu về yếu tố hạn chế quy định Quy chuẩn này. Đối với phân urê, phân amoni sulphat, phân amoni clorua, phân lân nung chảy, phân superphosphat đơn, phân superphosphat kép, phân superphosphat giàu, phân diamoni phosphat, phân urê-vi lượng, phân amoni sulphat-vi lượng, phân amoni clorua-vi lượng, phân lân nung chảy-vi lượng, phân superphosphat đơn-vi lượng, phân superphosphat kép-vi lượng, phân superphosphat giàu-vi lượng, phân diamoni phosphat-vi lượng phải đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam các yếu tố hạn chế và hàm lượng các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này và công bố hợp quy phải đúng với yếu tố hạn chế trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Phân bón không được chứa hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp phân bón chứa chất sinh học có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc cải tạo đất đồng thời có chức năng phòng chống sinh vật gây hại phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật xem xét, công nhận trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với từng phân bón cụ thể.