Nikkei Asia: Trung Quốc giữ vững ngôi vị quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giớiTổng giá trị khối tài sản ròng của các tỷ phú Trung Quốc nhìn chung đã giảm 15% so với năm 2022,ốcgiữvữngngôivịquốcgiacónhiềutỷphúnhấtthếgiớkèo la liga với 164 cá nhân bị loại khỏi danh sách. Dù vậy, Trung Quốc vẫn ghi nhận tới 969 tỷ phú xuất hiện trong danh sách năm nay, nhiều nhất thế giới, xếp trên Mỹ với 691 tỷ phú.Trang Asia Nikkei đưa tin, theo một báo cáo mới đây cho thấy, Trung Quốc vẫn giữ danh hiệu là nơi có nhiều tỷ phú nhất thế giới vào năm ngoái. Dù vậy, những người giàu nhất thế giới phải chứng kiến tổng giá trị khối tài sản ròng của họ giảm 10% trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc và xung đột địa chính trị ở Đông Âu. Danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2023 mới nhất của JDYD Liquor-Hurun tiết lộ, so với năm 2022, tổng số lượng tỷ phú đã giảm 269 người, xuống còn 3.112 người trên toàn cầu. Tổng giá trị khối tài sản ròng của các tỷ phú Trung Quốcnhìn chung đã giảm 15% so với năm 2022, với 164 cá nhân bị loại khỏi danh sách. Dù vậy, Trung Quốc vẫn ghi nhận tới 969 tỷ phú xuất hiện trong danh sách năm nay, nhiều nhất thế giới, xếp trên Mỹ với 691 tỷ phú. Những người giàu có ở châu Á chiếm 2/5 tổng số tỷ phú trên toàn cầu trong năm 2023. Khối tài sản ròng cũng chiếm 39% tổng giá trị của tất cả tỷ phú trên toàn thế giới, khoảng 13.700 tỷ USD. Rupert Hoogewerf, trưởng nhóm nghiên cứu và chủ tịch của Hurun Report, một tổ chức nghiên cứu kinh doanh xếp hạng các cá nhân giàu có ở Trung Quốc và trên thế giới, cho biết: “Lãi suất tăng, đồng USD tăng giá, bong bóng công nghệ và tác động của cuộc xung đột tại Ukraine là những yếu tố khiến thị trường chứng khoán suy yếu". Đứng đầu danh sách của Hurun năm nay là tỷ phú người Pháp Bernard Arnault - CEO đế chế LVMH - người đã vượt qua ông chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk với giá trị khối tài sản ròng khoảng 202 tỷ USD. Elon Muskđã đánh mất vị trí người giàu nhất thế giới do giá cổ phiếu hãng xe điện Tesla lao dốc. Trong khi đó, người giàu nhất Trung Quốc là Zhong Shanshan - người sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring và một doanh nghiệp dược phẩm. Ông đang nắm giữ khối tài sản ròng trị giá ước tính 69 tỷ USD, đồng thời là người giàu thứ 15 thế giới. Những tỷ phú công nghệ và ô tô điện đã chứng kiến sự lao dốc trong năm qua. Đơn cử, cựu CEO Amazon - Jeff Bezos đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm 70 tỷ USD. Trong khi đó, hai nhà sáng lập Google đã chứng kiến tổng giá trị khối tài sản ròng giảm tổng cộng 85 tỷ USD. Nhóm các tỷ phú ngành hàng tiêu dùng xa xỉ đã vượt qua hầu hết các tỷ phú trong nhiều lĩnh vực khác, chứng kiến tài sản tích lũy tăng 17%. Cú lao dốc về giá cổ phiếu cũng đã khiến Gautam Adani - người từng có thời gian đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách những người giàu nhất thế giới - chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình giảm 35%. Đồng thời, cú sốc này cũng đẩy tỷ phú lùi 11 bậc trên bảng xếp hạng so với bảng xếp hạng gần nhất vào ngày 16/1 được Hurun công bố. Một trong những tỷ phú đã kiếm được đáng kể trong năm qua là Huang Zheng, thường được gọi với cái tên Colin Huang, người sáng lập công ty bán lẻ trực tuyến Pinduoduo. Giá trị khối tài sản ròng của ông đã tăng 63% trong năm qua, ước tính đạt mốc 31 tỷ USD khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để phòng chống đại dịch Covid-19, qua đó thúc đẩy các hoạt động mua sắm trực tuyến. Theo báo cáo, thành phố New York, Mỹ đã vượt qua Thượng Hải, Trung Quốc để trở thành thành phố được giới siêu giàu yêu thích thứ hai, xếp sau một thành phố khác của Trung Quốc là Bắc Kinh. Ông Hoogewerf chia sẻ: “Bảng xếp hạng này cho thấy vì sao Mỹ và Trung Quốc lại là hai cường quốc trên thế giới. Chỉ tính riêng hai quốc gia này đã đóng góp hơn một nửa số lượng tỷ phú trên toàn cầu. Họ là những tấm gương cho nhiều nơi khác noi theo". |