当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tai xiu 3/4】Ngành công nghiệp Đắk Nông: “Điểm sáng” trên hành trình 15 năm

【tai xiu 3/4】Ngành công nghiệp Đắk Nông: “Điểm sáng” trên hành trình 15 năm

2025-01-10 00:59:54 [La liga] 来源:88Point
nganh cong nghiep dak nong diem sang tren hanh trinh 15 nam
Sản phẩm alumin

Giá trị sản xuất tăng trưởng khá

Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho thấy,ànhcôngnghiệpĐắkNôngĐiểmsángtrênhànhtrìnhnătai xiu 3/4 từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) toàn tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Cả giai đoạn 2004-2018, giá trị SXCN đạt 57.467 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2018 dự kiến đạt 9.750 tỷ đồng, tăng hơn 21 lần so với năm 2004 và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 24,6%/năm..

Giá trị SXCN tăng trưởng khá, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính cho tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của ngành công nghiệp, chiếm trên 75% tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng bình quân 2004-2018 là 22,74%/năm. Tỉnh đã hình thành một số ngành có lợi thế so sánh của tỉnh như chế biến cà phê, hạt điều, cao su, ván MDF, sản xuất alumin… Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh và ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nước, tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng bình quân 36,09%/năm, do đã khai thác hiệu quả tiềm năng về thủy điện, đã có 14 nhà máy đi vào hoạt động, với tổng công suất 358,11MW, đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành.

Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng khá, ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh. Năm 2004, công nghiệp-xây dựng chiếm 11,38% trong tổng GRDP của tỉnh, thì đến năm 2018, dự kiến chiếm 19,9%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh và để từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

nganh cong nghiep dak nong diem sang tren hanh trinh 15 nam
Nhà máy alumin Nhân Cơ

Đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 2.782 cơ sở SXCN (221 doanh nghiệp và 2.650 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp), tăng 1.387 cơ sở và tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Các đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thuộc tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như chế biến nông, lâm sản (cà phê; tiêu; hạt điều; tinh bột sắn; cao su; ván MDF; bàn, ghế...); khai thác và chế biến khoáng sản (alumin, đá xây dựng các loại...); thủy điện.

Kết quả này có được nhờ tình hình đầu tư và phát triển hạ tầng công nghiệp của tỉnh được đặc biệt quan tâm. Đơn cử, với hệ thống lưới điện, từ khi thành lập tỉnh đến nay, được sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư phát triển lưới điện, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có nhiều dự án đã được triển khai: Dự án 10 thôn, buôn có đường dây trung áp đi qua; chương trình 10 thôn, buôn căn cứ cách mạng; 20 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; chương trình 37 thôn, buôn thuộc dự án năng lượng nông thôn giai đoạn I đợt 3 vay vốn của ngân hàng thế giới… Cùng với việc cải tạo, nâng cấp, đầu tư phát triển lưới của ngành điện. Dự kiến đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 71/71 (tỷ lệ 100%) xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 99% số thôn, buôn có điện và số hộ sử dụng điện ước đạt 97,5%, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh.

Để phát triển công nghiệp bền vững và tạo hạ tầng thu hút đầu tư, thời gian qua công tác quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh được chú trọng. Ngoài KCN Tâm Thắng được thành lập trước năm 2004, đến nay trên địa bàn tỉnh phát triển thêm 1 KCN và 5 CCN. Trong đó, KCN Tâm Thắng, huyện Cư Jút có diện tích quy hoạch chi tiết là 179,5 ha, đã thu hút 37 dự án đầu tư; số vốn đăng ký đầu tư là 2.266,4 tỷ đồng, vốn thực hiện là 1.294,4 tỷ đồng. Có 31 dự án đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy KCN là 80,7%. KCN Nhân Cơ tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp hiện đã thực hiện xây dựng 70% khối lượng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư được 617 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy KCN là 86,5%.

Về CCN, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích quy hoạch là 196,63ha. Tỷ lệ lấp đầy các CCN cũng ở mức tương đối cao.

Hoạt động khuyến công được đặc biệt quan tâm

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong gần 3 năm qua (2016-2018), công tác khuyến công tiếp tục được tỉnh tăng cường, thu được những kết quả nhất định. Tuy số kinh phí khuyến công không lớn nhưng đã kịp thời động viên và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong giai đoạn 2005-2018, tỉnh đã tổ chức thực hiện 153 án với tổng kinh phí thực hiện là 113,4 tỷ đồng. Trong đó kinh phí khuyến công hỗ trợ là 14,4 tỷ đồng và kinh phí từ nguồn vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn là 99,4 tỷ đồng. Nội dung hỗ trợ tập trung trong các lĩnh vực: Hỗ trợ đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ mới trong chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm; tổ chức bình chọn sản phẩm nông thôn tiêu biểu và tham gia Hội chợ triễn làm sản phẩm nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ đào tạo nghề; thông tin, tuyên truyền chính sách khuyến công đến đông đảo nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Mặc dù công nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, nhưng điểm hạn chế là vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa bền vững, chưa tạo được những ngành hàng mũi nhọn, cũng như chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chưa đủ sức đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển; hạ tầng phục vụ công nghiệp vẫn còn hạn chế, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp còn quá chậm, phát triển lưới điện cũng chưa đáp ứng nhu cầu; trình độ công nghệ chậm đổi mới… Chưa kể, sản phẩm chế biến thô còn cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; thiếu sự liên kết, công nghiệp chế biến chưa gắn kết với phát triển vùng nguyên liệu nên việc tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng còn rất hạn chế…

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, trong thời gian tới, Sở Công Thương Đắk Nông đặt mục tiêu tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, ván MDF.... theo hướng tập trung vào việc mở rộng quy mô, đầu tư mới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Từ đó nâng cao tỷ lệ chế biến, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu, gắn với phát triển nông nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, phát triển ngành công nghiệp sản xuất alumin, điện phân nhôm, sắt xốp và sản xuất các sản phẩm sau nhôm, tạo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm tạo động lực cho cho phát triển của ngành, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读