【thi đấu bóng đá ý】Đường dây 500 kV Bắc

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:23:56 评论数:
EVNNPT xếp thứ  3 trong khối ASEAN về khối lượng quản lý vận hành đường dây và thứ 4 về tổng dung lượng máy biến áp

Miền Nam đau đáu chờ điện

Ở vào thời điểm năm 1986,ĐườngdâykVBắthi đấu bóng đá ý chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thổi những luồng gió mới. Tuy nhiên, khu vực miền Nam và TP.HCM - nơi có sự tiếp cận với công nghiệp sớm vẫn không thể tạo ra đột phá mạnh mẽ do điện thiếu trầm trọng bởi nguồn tại chỗ rất hạn hẹn, cắt điện luân phiên là chuyện thường ngày.

Ở miền Trung chỉ có một số điểm phát điện bằng diesel như Đồng Hới, Liên Trì, và các thị trấn, thị xã khác. Đến năm 1990, miền Trung nhận được điện từ miền Bắc chuyển vào qua đường dây Đồng Hới - Huế - Đà Nẵng. Còn miền Nam, chờ trông chính vào Nhà máy Thủy điện Trị An công suất 440 MW, thủy điện Đa Nhim 100 MW và một số cơ sở phát điện bằng diesel như Trà Nóc, Thủ Đức… Tổng công suất điện cả miền Trung và miền Nam hồi đó chỉ khoảng trên 1.000 MW.

“Nhà máy Thủy điện Hoà Bình vào vận hành với sản lượng 8 tỷ kWh/năm, nhưng miền Bắc chỉ dùng hết 5 tỷ kWh. Trong khi đó miền Nam cần tới 5,7 tỷ kWh lại không có nguồn cung cấp, nên luôn đói điện”, một lãnh đạo Viện Năng lượng nhớ lại. 

Quyết định xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam nhằm truyền tải điện từ Bắc vào Nam, giúp miền Nam bớt cơn khát điện đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức đặt ra với các lãnh đạo của Bộ Năng lượng trong một bữa cơm Tết năm 1991.

Câu trả lời “Làm được” của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải một tuần sau đó cũng là khởi đầu cho hàng núi công việc cần triển khai.

Công trình được Bộ Chính trị thông qua vào tháng 1/1992. Đến ngày 25/2/1992, Chính phủ phê duyệt Luận chứng kinh tế- kỹ thuật với quyết định thời gian hoàn thành là 2 năm và do thời gian khẩn cấp nên cho phép thực hiện theo phương thức khảo sát, thiết kế, nhập vật tư - thiết bị và thi công thực hiện song song.

Mục tiêu hoàn thành xây dựng đường dây 500 kV Bắc - Nam có chiều dài tới 1.500 km trong 2 năm cũng đã được nhiều người cho là không khả thi và nhất là giải quyết bài toán 1/4 bước sóng (Sóng điện từ có hình sin và mỗi bước sóng điện từ tương ứng 6.000 km. Độ dài của đường dây 500 kV mạch 1 được tính toán là khoảng 1.500 km, đúng bằng 1/4 bước sóng, tức là đúng ngay đỉnh của hình sin. Nghĩa là nếu điện từ ở Hoà Bình đang ở mức cực tiểu thì khi vào đến TP.HCM sẽ vọt lên cực đại và ngược lại, nếu ở Hoà Bình cực đại thì vào TP.HCM có thể bằng không. Điều này dẫn đến tình trạng điện áp không ổn định, và khi ấy không còn là 500 kV mà có thể vọt lên đến 700 hoặc 1.000 kV, gây cháy toàn bộ thiết bị.)

Giáo sư, Viện sỹ Trần Đình Long, người đã tham gia nghiên cứu xây dựng công trình đường dây 500 kV ngày ấy nhớ lại, nhiều nhà khoa học, cơ quan khoa học phản đối và lo lắng về câu chuyện 1/4 bước sóng là dễ hiểu vì đúng là rơi vào vùng khó, nhưng không phải không có cách để làm.

Con người không chịu bó tay trước những thách thức ấy. Cùng với các chuyên gia nước ngoài, các tính toán kỹ thuật như chia đường dây thành 4 đoạn, đặt các tụ bù dọc, kháng bù ngang với chi phí không hề rẻ, để điều chỉnh kịp thời, triệt tiêu tác động của câu chuyện 1/4 bước sóng đã được các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của ngành điện tính toán và thực hiện.

Vào ngày 5/4/1992, tại các vị trí móng số 54, 852, 2702, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Theo sự phân công của Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt làm Tổng chỉ huy công trình đường dây 500 kV Bắc - Nam.

Thần tốc về đích

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, nguyên là Giám đốc Công ty Xây lắp điện 3, đồng thời là Phó chỉ huy trưởng công trình xây dựng đường dây 500 kV mạch 1 nhớ lại, nếu cứ theo trình tự, luận chứng được duyệt xong mới làm đến tổng dự toán, rồi mới bắt tay vào xây dựng thì không thể làm xong trong 2 năm. Nhất là khi các đường dây 220 kV khác có chiều dài ngắn hơn thi công cũng mất 3 năm. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng phải mất tới 8 năm để hoàn thành công trình này.

Chuyện về những móng cột được thi công ở khu vực đèo Lò Xo  (nằm giữa tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum) là minh chứng cho tinh thần vượt khó vì mục tiêu đưa điện tới miền Nam thân yêu.

Mỗi móng cột cần tới 1.000 tấn gồm xi măng, cát sỏi, sắt thép, mà không thể dùng máy móc và phải huy động người địa phương, đồng bào dân tộc gùi từng bao xi măng, từng bao cát lên đỉnh núi cheo leo để đúc móng. Khu vực này hôm nay có thể là suối trơ đá, nhưng chỉ cần 1 trận mưa rừng ào về, lũ lên là chia cắt cả chục ngày, và anh em lại ngồi chờ việc nếu không có vật tư chuẩn bị sẵn.

Hơn hai năm thi công cũng là thời kỳ gian khổ và khó khăn của hàng nghìn cán bộ công nhân khi không ít nơi phải sống trong các lán trại, ở nhờ nhà dân, vật lộn với muỗi đốt, rắn cắn, sốt rét rừng… Cũng có gần 300 người đã nằm xuống trong thời gian thi công công trình với nhiều lý do khác nhau. Nhưng với quyết tâm cao độ của những người tham gia xây dựng công trình, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong giải phóng mặt bằng, cung cấp nhân lực, vật lực và đảm bảo an toàn cho đường dây, công trình tiến về đích theo lời ước hẹn.

Sau hơn 2 năm xây dựng thần tốc, đúng 19 giờ 7 phút 59 giây ngày 27/5/1994, dòng điện Bắc - Nam đã chính thức “lưu thông” trên toàn tuyến.

Có thể nói, bỏ ra gần 5.500 tỷ đồng (tương đương 544 triệu USD) vào thời điểm năm 1992 là một vấn đề rất lớn đối với ngân sách nhà nước khi ấy. Tuy nhiên, sau 3 năm vận hành, công trình đã hoàn vốn một cách nhanh nhất, đó chính là minh chứng cho quyết định đúng đắn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vì sự phát triển của ngành điện Việt Nam, cùng  sức lao động của hàng vạn con người khi tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện siêu cao áp.

Mỗi kWh điện ở Hòa Bình ngày ấy giá thành sản xuất chả đáng bao nhiêu bởi đầu vào là nước trời và công trình được Liên Xô giúp đỡ xây dựng, vận hành. Trong khi đó, ở miền Nam, một kWh điện chạy dầu diesel để đáp ứng nhu cầu thiếu điện có giá khoảng 1.000 đồng. Bởi vậy với 6,5 tỷ kWh mà miền Nam nhận được ở trạm 500 kV Phú Lâm (TP. HCM) trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997, để cung cấp cho khu vực miền Nam có trị giá tương đương 6.500 tỷ đồng, cao hơn hẳn số tiền đã bỏ ra để đầu tưxây dựng đường dây 500 kV mạch 1.

Năng lượng cho phát triển 

Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 đã phát huy lập tức tác dụng ngay sau khi đóng điện vận hành, giúp tình trạng cắt điện luân phiên tại TP.HCM chấm dứt. Tình hình cấp điện được ổn định đã góp phần đưa khu vực Đông Nam Bộ trở thành đầu tàu trong phát triển kinh tế của đất nước những giai đoạn tiếp theo.

Không chỉ đưa điện từ Bắc vào Nam, từ năm 1999, đường dây 500 kV Bắc Nam mạch 1 lại làm nhiệm vụ truyền tải điện ngược từ Nam ra Bắc là chủ yếu.

Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, không chỉ hoàn thành sứ mệnh cấp bách ban đầu là giải quyết tình trạnh thiếu điện, tạo nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền Trung, miền Nam, đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 còn liên kết lưới điện 3 miền, thống nhất hệ thống điện cả nước, nâng cao độ an toàn, ổn định cung cấp điện và chất lượng điện áp, đồng thời tạo điều kiện để khai thác tối ưu các nguồn điện trong hệ thống.

“Đây là công trình đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngành điện Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực truyền tải điện trong những giai đoạn về sau, đồng thời khẳng định tầm nhìn vĩ mô của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước”, ông Nguyễn Tuấn Tùng, Chủ tịch EVNNPT chia sẻ.

Đến tháng 9/2005, đã có thêm đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 2, nâng cao hơn độ tin cậy truyền tải điện năng giữa các vùng miền.

Nếu như năm 1994, hệ thống truyền tải điện quốc gia chỉ có 1.487 km đường dây 500 kV; 1.913,7 km đường dây 220 kV; tổng dung lượng máy biến áp 500 kV là 1.350 MVA và tổng dung lượng máy biến áp 220 kV là 2.305 MVA thì hiện nay, EVNNPT đang quản lý vận hành 9.390 km đường dây 500 kV, hơn 18.798 km đường dây 220 kV, 33 trạm biến áp 500 kV, tổng dung lượng 40.500 MVA và 132 trạm biến áp 220 kV, tổng dung lượng 62.875 MVA.

So sánh với các tổ chức truyền tải điện ở khu vực ASEAN, EVNNPT xếp thứ 3 về khối lượng quản lý vận hành đường dây và thứ 4 về tổng dung lượng máy biến áp.

Ở thời điểm này, đường dây 500 kV mạch 3 (Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi, Dốc Sỏi - Pleiku 2) chuẩn bị được thông tuyến đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2, tiếp tục góp phần đảm bảo cung cấp điện cho các thành phố lớn và trọng điểm kinh tế của đất nước.

Cùng với hàng loạt đường dây 500 kV, 220 kV được đầu tư thời gian qua, các trang thiết bị và công nghệ hiện đại cũng liên tục được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNNPT cập nhật trên hệ thống truyền tải điện quốc gia nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy của lưới điện truyền tải, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển lưới điện truyền tải.

Đây chính là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 có tổng chiều dài 1.487 km gồm có 3.437 cột điện tháp sắt đi qua 14 tỉnh thành gồm Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng), Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Sông Bé (nay là các tỉnh Bình Phước, Bình Dương), Long An, TP. HCM. Có tới 521 km đường dây băng qua núi cao, rừng rậm.