【bóng đa sô】Tăng thu qua thanh, kiểm tra thuế: Không còn đường lùi

tang thu qua thanh kiem tra thue khong con duong lui

Cơ quan Thuế gia tăng kiểm tra hồ sơ khai, nộp thuế của DN để phát hiện kịp thời trường hợp gian lận. Ảnh: HỮU LINH.

Rà soát DN có rủi ro

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho biết, ngay từ đầu năm 2016, trước bối cảnh giá dầu sụt giảm sâu, một trong những giải pháp để hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu nội địa năm 2016 là việc gia tăng thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế; Tập trung vào các DN có dấu hiệu rủi ro cao, DN kinh doanh ở những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế (nhà hàng, khách sạn, khai thác tài nguyên, khoáng sản...). Đặc biệt, ngành Thuế đang triển khai các biện pháp để tránh thất thu thuế; tập trung ngăn chặn các trường hợp nhà đầu tư lợi dụng các chính sách thuế ưu đãi như ưu đãi mức thuế 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm thuế trong 9 năm tiếp theo…, hết thời gian ưu đãi thì giải thể, rút vốn đầu tư.

Tháng 5-2016, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra được 14.028 DN, đạt 15,6% kế hoạch; Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 3.000 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2015; Số đã nộp NSNN trên 1.000 tỷ đồng, đạt 36,6% so với tổng số phải nộp qua thanh tra, kiểm tra.

Trong đó, tại 13 địa phương có nguồn thu điều tiết về ngân sách Trung ương đã thanh tra, kiểm tra được gần 11.000 DN, đạt 17,7% kế hoạch; Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 2.000 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2015; Số đã nộp NSNN trên 1.000 tỷ đồng, đạt 49,2% so với tổng số phải nộp qua thanh tra, kiểm tra.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thuế vẫn còn có địa phương kết quả thanh tra, kiểm tra đạt thấp như: TP. Hà Nội (thanh tra đạt 10% kế hoạch, kiểm tra đạt 10,6% kế hoạch); TP. Hồ Chí Minh (thanh tra đạt 34,1% kế hoạch, kiểm tra đạt 18,6% kế hoạch); Quảng Ninh (thanh tra đạt 10,1% kế hoạch, kiểm tra đạt 15,5% kế hoạch)... Cá biệt tại TP. Cần Thơ (thanh tra đạt 1,25% kế hoạch, kiểm tra đạt 24,2% kế hoạch).

“Để hoàn thành kế hoạch thanh, kiểm tra, chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính giải quyết khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách thu, góp phần tăng thu cho ngân sách; Phối hợp trong công tác chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ thuế,...; rà soát các nguồn thu lớn để xử lý thu kịp thời vào NSNN, đặc biệt là các khoản thu liên quan đến dầu, khí, đất đai, lợi nhuận còn lại, ngành tài chính ngân hàng...”- ông Bùi Văn Nam nói.

Vẫn còn rào cản

Để hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN và NSTW năm 2016, tại Hội nghị giao ban trực tuyến về NSNN được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu cơ quan Thuế từ Trung ương tới địa phương quyết liệt chống thất thu NSNN.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu: Tổng cục Thuế điều chỉnh kế hoạch thanh, kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro để tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung chống thất thu ở lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống tại các thành phố lớn; Quản lý thu đúng, thu đủ đối với các khoản thu từ hoạt động chống chuyển giá, chuyển nhượng dự án...

Theo Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, để hoàn thành chỉ tiêu này, cơ quan Thuế cần gia tăng thanh tra, kiểm tra đối với các DN, tập trung vào các ngành, lĩnh vực có số thu lớn, như: Dầu khí, xăng dầu, hàng không, ngân hàng, điện lực, thiết bị viễn thông, ô tô, dược phẩm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế; Các tập đoàn bán buôn, bán lẻ; Tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; các tập đoàn Tổng công ty hạch toán toàn ngành, các DN phát sinh lợi nhuận còn lại phải nộp về NSNN; DN được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế...

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ quản lý thuế DN lớn- Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Phụng, vấn đề chính là nguồn nhân lực để triển khai thanh tra, kiểm tra thuế 18% số DN thuộc diện quản lý thuế. Mặc dù hiện nay, cơ quan Thuế đã có lực lượng thanh, kiểm tra thuế; có phòng chuyên trách về thanh tra giá chuyển nhượng nhưng về lâu dài phải nâng cao năng lực cho cán bộ công chức thuế để giám sát được các DN trong và ngoài nước trong khi các thủ tục đang ngày càng được đơn giản hóa.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa DN lợi dụng ưu đãi thuế để chuyển giá, Tổng cục Thuế khuyến khích DN áp dụng Cơ chế thỏa thuận trước về giá (APA). Hiện đã có một số DN nộp hồ sơ tham gia và cơ quan chức năng đang xem xét. Tuy nhiên, đây là quy trình phức tạp, cần thẩm định đầy đủ, tiến hành đàm phán nên mất nhiều thời gian. Mặt khác, Việt Nam đã có cơ chế cho phép ngành Thuế mua thông tin từ cơ quan Thuế nước ngoài để phục vụ cho công tác đấu tranh chống gian lận thuế, chuyển giá. Nhưng theo phân tích của ông Nguyễn Văn Phụng, vấn đề đã mua thì liên quan tới chi tiêu mà cơ chế nào để mua được và làm sao để tìm thông tin có giá trị và ai là người thẩm định được thông tin đó thì mới đem lại hiệu quả. Đây là bài toán đau đầu cho cơ quan quản lý thuế.

Cúp C2
上一篇:Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
下一篇:Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh