发布时间:2025-01-27 08:50:14 来源:88Point 作者:World Cup
Với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng,ấnđấuxửlýbxh vđqg phần lan nhiệm vụ giao cho VAMC có qua sức không thưa ông ?
Mục tiêu đề ra trong năm nay của VAMC là xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu. Trước hết, vốn điều lệ trên với hoạt động đa dạng như là VAMC hoặc tổ chức tín dụng chỉ là hệ số đảm bảo an toàn thôi chứ trên thực tế không đơn vị nào hoạt động trên chính vốn điều lệ của mình.
Ngoài ra, với hình thức hỗ trợ là trái phiếu đặc biệt thì Việt Nam cũng không phải là trường hợp duy nhất mà đã có nhiều nước sử dụng hình thức trái phiếu này để giải quyết vấn đề nợ xấu. Đấy là một cách huy động vốn trong trung hạn và ngắn hạn. Trước đây, Malaysia cũng đã dùng hình thức trái phiếu giải quyết vấn đề nợ xấu từ năm 1998-2005.
Trái phiếu Việt Nam có đặc thù riêng và được tin tưởng là công cụ tốt để góp phần giúp VAMC đi vào hoạt động thuận lợi, đạt được kỳ vọng của những nhà quản lý. Mặc dù trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành không do Chính phủ bảo lãnh nhưng Nghị định 53 nêu rõ trái phiếu không có chuyển đổi trên thị trường nhưng vẫn là giấy biên nợ của VAMC. Các đơn vị có thể đến ngân hàng trung ương, NHNN Việt Nam để tái chiết khấu, tất nhiên phải sử dụng vốn có mục đích.
Ngoài ra, vấn đề hoạt động của VAMC, không nằm ở vốn mà là sự đồng thuận ở các cấp quản lý từ chính quyền địa phương và đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu, NHNN đã chuẩn bị đầy đủ cơ chế rõ ràng, bộ máy nhân lực có kinh nghiệm hoạt động trong vấn đề xử lý nợ của các tổ chức tín dụng.
Thưa Tổng Giám đốc, theo quy định, những tổ chức có nợ xấu trên 3% phải bán nợ lại cho VAMC. Vậy có cách nào để kiểm soát, quản lý và tạo đồng thuận trong mua - bán nợ xấu ?
Trước hết, VAMC kỳ vọng không phải “ép” mà là cùng thực hiện nhiệm vụ lớn của nền kinh tế bởi xử lý được nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng nhẹ gánh, phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế tốt hơn. Quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản và thông tư hướng dẫn của NHNN cũng đã được các tổ chức tín dụng đồng thuận. Theo quan điểm cá nhân tôi, không phải tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% mà ngay cả khi nợ xấu không phải 3% mà họ thấy có điều kiện, có lợi thì vẫn có thể đến thảo luận và VAMC hoàn toàn có thể xử lý khoản nợ như vậy.
Chính phủ đã đưa ra đề án tái cấu trúc nền kinh tế và ngân hàng là một cấu phần trong đó. Để cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đề án tổng thể để xử lý nợ xấu và VAMC là một trong những công cụ để thực hiện. Tuy nhiên, cũng không thể nói một công cụ lại thay thế cho tất cả các công cụ khác được.
Khi đi vào hoạt động, VAMC sẽ mua nợ theo hình thức nào và cùng việc xử lý nợ xấu thì VAMC có thể bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn không thưa ông?
VAMC mua nợ theo hai hình thức tại nghị định 53. Trước tiên là mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt và hình thức thứ 2 là mua theo giá thị trường. Trước mắt, chúng tôi đang hoạch định từ giờ đến cuối năm là mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt. Khi đầy đủ điều kiện, chúng tôi sẽ mua theo giá thị trường.
VAMC có một đội quân rất tinh nhuệ về tín dụng và xử lý nợ nên sẽ thẩm định lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nếu đơn vị có thể có cơ hội phục hồi thì VAMC sẽ đưa ra các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như chuyển nợ thành vốn góp. Khi đã chuyển nợ thành vốn góp rồi thì việc quan hệ của họ đối với tổ chức rất thuận lợi ở chỗ họ có thể rút tài sản thế chấp ra./.
Hằng Tùng (Thực hiện)
相关文章
随便看看