Theảiphápngănchặnvàxửlýnộidungđộchạiđốivớitrẻemtrênnềntảkèo chấp 2.5/3 là gìo số liệu do Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) ước tính có khoảng 4,9 tỷ người dùng MXH trên toàn thế giới trong năm 2023 và cho biết MXH đã gắn liền với cuộc sống của những thanh thiếu niên lớn lên cùng công nghệ. Gần đây, nền tảng TikTok đặt giới hạn thời gian mặc định là 60 phút cho người dùng dưới 18 tuổi, nhưng khi đạt đến thời hạn này, trẻ vị thành niên chỉ cần nhập mật mã để tiếp tục xem mà không xảy ra bất kỳ gián đoạn, giới hạn nào.
Một số rủi ro xảy ra đối với trẻ em khi thường xuyên sử dụng TikTok có thể kể đến như:
Gây ảnh hưởng xấu tới thể chất
Khi thường xuyên sử dụng TikTok, trẻ em sẽ liên tục xem các video trong một khoảng thời gian rất dài, buộc trẻ phải ngồi hoặc đứng một chỗ mà không thể tập trung vào các hoạt động khác. Từ đó có thể dẫn đến các triệu chứng như: Đau lưng, đau cổ và mệt mỏi chung trong vùng cổ và lưng của trẻ. Thêm vào đó, khi xem các video trên TikTok trong thời gian dài cũng dẫn tới tình trạng mắt trẻ sẽ bị mệt mỏi, gây chói mắt, đặc biệt là khi có sự chuyển động liên tục giữa các video có ánh sáng mạnh và tối.
Đối với các hiệu ứng hình ảnh nhanh và đa dạng trên TikTok có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác ở trẻ, gây mất điều chỉnh thị giác và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thị lực.
Gây ảnh hưởng xấu về mặt tâm lý
TikTok là một ứng dụng với nhiều nội dung hấp dẫn và không giới hạn. Điều này khiến trẻ em dễ bị nghiện và tiêu tốn quá nhiều thời gian trên nền tảng này, làm giảm thời gian học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống.
Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe cảnh báo thiết kế của TikTok thúc đẩy hành vi gây nghiện, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, thậm chí gây lo lắng hay trầm cảm, hiện tượng được gọi là "bộ não TikTok". Không chỉ dừng lại ở đó, khi dụng TikTok quá mức có thể gây ra sự cô lập và làm mất đi sự kết nối xã hội trong thế giới thực của trẻ, làm giảm sức đề kháng với căn bệnh tự kỷ và sự phát triển tâm lý.