【cerezo – sanfrecce】Lo “chảy máu” nguyên liệu sang Trung Quốc, đề nghị áp giá tối thiểu ván bóc xuất khẩu

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm bứt phá,ảymáunguyênliệusangTrungQuốcđềnghịápgiátốithiểuvánbócxuấtkhẩcerezo – sanfrecce có thêm gần 1,5 tỷ USD
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ
Ảnh: Nguyễn Thanh
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh

Công văn số 01/2021/VIPSA-VP mà Chi hội Gỗ dán vừa gửi tới Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Chi hội nhận được rất nhiều thông tin phản hồi từ phía các hội viên về việc “chảy máu” nguồn nguyên liệu ván bóc sang thị trường Trung Quốc. Từ tháng 10/2020 đến nay, khối lượng ván bóc làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn rừng trồng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng rất lớn.

Theo phản ánh từ các hội viên, giá mua ván độn AB tại các vùng nguyên liệu chính như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang,.. dao động từ 3,2 - 3,75 triệu đồng/m3 (tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái).

Ván AB cao su trong khu vực Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,.. được thu mua với giá 4,6 - 4,8 triệu đồng/m3. Việc tăng giá nguyên liệu gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán xuất khẩu trong nước.

Một số hội viên nghi ngại việc các doanh nghiệp xuất khẩu ván bóc đang khai báo hải quan giá trị ván bóc thấp hơn giá trị thực tế của sản phẩm nhằm giảm nộp thuế xuất khẩu. Hiện, mặt hàng này có thuế xuất khẩu 10%.

"Việc khai báo hải quan dưới giá trị sản phẩm gây ra việc thất thu ngân sách cho nhà nước vô hình tạo ra việc chảy máu nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc, thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước", văn bản của Chi hội Gỗ dán nêu rõ.

Cũng theo Chi hội Gỗ dán, hiện tại các công ty xuất khẩu mặt hàng ván bóc đa số là các công ty thương mại nhưng khi lập hồ sơ xuất khẩu họ thường khai báo là doanh nghiệp sơ chế Veneer mua gỗ tròn trực tiếp từ nông dân để lẩn tránh việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Chi hội Gỗ dán đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính áp giá tối thiểu với sản phẩm ván bóc xuất khẩu làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề rừng trồng với giá FOB tối thiểu là 160 USD/m3; đối với ván bóc sản xuất từ cao su giá FOB tối thiểu là 200 USD/m3.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ nguồn gốc ván bóc xuất khẩu để bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo đà phát triển ngành gỗ dán.

Số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy: 3 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng ván bóc đạt trên 36,11 triệu USD, tăng 197% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu ván bóc hàng đầu, chiếm 90% tổng trị giá xuất khẩu, đạt trên 32,61 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2021.

Xuất khẩu mặt hàng ván bóc tăng mạnh từ mức trung bình 5,5 triệu USD/tháng vào những tháng đầu năm 2020, lên trên 13 triệu USD/tháng từ tháng 11/2020 cho tới nay.

Nhà cái uy tín
上一篇:Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
下一篇:Vượt khó “dệt lưới an sinh”