您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nhận định trước trận đấu】Dinh dưỡng và môi trường sống quyết định chiều cao của trẻ

Nhận Định Bóng Đá27947人已围观

简介(CMO) Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giốn ...

Báo Cà Mau(CMO) Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay đổi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy, di truyền chỉ chiếm 20%; 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện trong việc phát triển chiều cao cho trẻ.

Để bé phát triển chiều cao một cách tối ưu, điều này rất cần thiết giúp các bậc cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào để bé phát huy hết tiềm năng trong phát triển chiều cao.

Bé phát triển chiều cao khi còn là bào thai

Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm để hỗ trợ bé phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất.

Mỗi bà mẹ cần biết sự phát triển chiều dài của trẻ rất sớm, ngay từ những tuần đầu của bào thai. Chiều dài thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32-34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.     

Những giai đoạn phát triển chiều cao

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên, chiều cao của trẻ tăng rất nhanh. Khi bé 1 tuổi, chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh. Trong năm đầu, trẻ tăng trung bình 25 cm (chiều cao trung bình 75 cm), năm thứ 2 tăng khoảng 10 cm. Sau đó cho đến 10 tuổi, mỗi năm tăng 5 cm. Đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh, trung bình trẻ nữ tăng 6 cm/năm (9-11 tuổi), trẻ nam tăng 7 cm/năm (12-14 tuổi). Khi đến tuổi dậy thì (12-13 tuổi đối với nữ, 15-16 tuổi đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2 cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2 cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi cao với nữ khoảng 23 tuổi, nam 25 tuổi.              

Những yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, nhưng có 3 yếu tố chính là:

Yếu tố dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chiều cao, trong đó phải kể đến vai trò của các chất dinh dưỡng như:

Chất đạm (protein): Chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.

Chất béo (lipid): Rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, đồng thời chất béo còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A...) giúp hệ xương phát triển tốt.

Canxi: Canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.

Vi chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt...) đến phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

Yếu tố môi trường - xã hội: Yếu tố môi trường và xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực ở trẻ em, đặc biệt là chiều cao. Ở những điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng chăm sóc kém dẫn đến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực và làm cho hệ cơ xương vững chắc, khoẻ mạnh.

Muốn cho trẻ phát triển chiều cao, cha mẹ cần phải quan tâm càng sớm càng tốt, ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng cần được tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ ngay từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tuổi học sinh cho đến tuổi vị thành niên. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, một chế độ nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc tốt là cơ sở để trẻ phát huy tối đa sự phát triển về chiều cao./.

Nguyễn Kim Loan

Tags:

相关文章