发布时间:2025-01-25 18:11:49 来源:88Point 作者:Cúp C2
Nhân dịp này,ĐấugiábiểnsốđẹpSẽhuyđộnghàngnghìntỷđồngmỗinămchongânsábong da hom nay viet nam Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Võ Trọng Thanh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – người đã có đề xuất và đảm trách thực hiện việc đưa biển số đẹp dành cho ô tô ra đấu giá công khai ở Nghệ An năm 2007. Đây là sự kiện đầu tiên về đấu giá biển số xe đẹp diễn ra tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay…
* PV: Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đang quan tâm xây dựng Luật Đấu giá tài sản, trong đó câu chuyện về đấu giá biển số đẹp cũng đã được nhắc tới. Được biết, trước đây khi còn giữ cương vị Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, ông cũng là người đã xây dựng và triển khai việc đấu giá biển số xe đẹp trên địa bàn tỉnh. Là người trong cuộc, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?
- Ông Võ Trọng Thanh: Năm 2007, xuất phát từ một cuộc họp của UBND tỉnh Nghệ An bàn về vấn đề xóa đói giảm nghèo, trong đó có bàn điều khó nhất là nguồn lực ở đâu để thực hiện. Lúc đó tôi mới đề xuất, ngành Công an tỉnh có thể kiếm ra tiền, thậm chí là nhiều tiền để tạo phúc lợi cho xã hội. Cụ thể là việc, nếu được chấp thuận, chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá biển số đẹp, để tạo nguồn thu hàng tỷ đồng và có thể xây dựng được hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo, người có công. Lúc đó, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đều đồng thuận về chủ trương và sau đó giao cho Công an tỉnh chủ trì thực hiện.
|
Mục đích của chúng tôi khi triển khai chương trình này là huy động nguồn lực một cách công khai, chính đáng để phục vụ cho các chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội. Do đó, mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu vừa muốn sở hữu biển số đẹp vừa muốn gián tiếp làm từ thiện đều có thể tham gia.
Chúng tôi đã phối hợp với Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh để chọn lọc những biển số được cho là đẹp hay được nhiều người yêu thích để định giá hoặc đấu giá những biển đắt tiền. Tất nhiên, những biển số bình thường vẫn cho người dân bấm và lựa chọn ngẫu nhiên.
Thực tế, lúc đó chúng tôi rất thành công trong phiên đấu giá đầu tiên. Ban đầu chỉ định đấu giá khoảng 2 tiếng, nhưng thực tế 5 tiếng mới xong và được truyền hình tỉnh phát trực tiếp. Lúc đó, có rất nhiều người nộp hồ sơ đăng ký đấu giá vì biển số đưa ra là 37S.9999. Người trúng giá cao nhất với số tiền là 700 triệu đồng. Tiếp theo đó là các biển khác như: 7777; 6666;…
Cũng ở thời điểm đó, theo quy định nhà hộ nghèo chỉ xây dựng 15 triệu đồng; do đó, với số tiền thu được khoảng 3 tỷ đồng ngay trong những ngày đầu tiên sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho hộ nghèo có nhà ở.
Sau 2 lần đấu giá đã thu được 4 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được chúng tôi đã chuyển cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh và do mặt trận trực tiếp phân phối.
Câu chuyện đấu giá biển số của Nghệ An lúc đó đã tạo tiếng vang trên cả nước. Sau đó, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo là nên triển khai đấu giá biển số đẹp, một số bộ ngành cũng có văn bản qua lại, truyền thông cũng lên tiếng. Tuy nhiên, như các anh đã biết, việc này đã dừng lại và không được tiếp tục triển khai.
Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, có nhiều ý kiến muốn nên xem biển số đẹp là một tài sản công. Trước đây nhiều người cũng tỏ ra lo ngại chương trình này bị vướng về mặt pháp lý và không biết có được triển khai lâu dài hay không. Cá nhân tôi cho rằng, việc triển khai đấu giá biển số đẹp không khó. Cái khó lớn nhất là những người quản lý biển số có chịu “buông” ra hay không, bởi có thể đây là lợi ích của một số người.
Qua thực tế triển khai cho thấy, chúng tôi có thể chống được tiêu cực trong nội bộ, tăng cường đoàn kết, công bằng giữa các bộ phận với nhau.
Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta triển khai tốt việc đấu giá biển số đẹp thì sẽ làm được nhiều việc. Ngoài ra, đấu giá công khai sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức có thể đạt được “mục tiêu kép”, khi họ vừa đạt được nguyện vọng sở hữu biển số đẹp một cách công khai, minh bạch; vừa có thể làm từ thiện, hỗ trợ người nghèo, người có công, gia đình chính sách một cách chính đáng và nâng cao thương hiệu.
* PV: Tiêu chí nào để phân loại biển số đẹp theo cách làm của Nghệ An trước đây, thưa ông?
- Ông Võ Trọng Thanh: Khi phân loại, chúng tôi có tham khảo kinh nghiệm thực tế từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như biển đẹp thường là biển tứ quý, tam hoa, tăng liên tục; phát lộc,… Bên cạnh đó, qua quá trình làm việc các cán bộ, họ cũng nắm được nguyện vọng sở hữu biển số đẹp của người dân là gì.
Ngoài ra, cũng có những biển số mà mình không phân loại được, chẳng hạn như biển theo mệnh, biển theo ngày tháng năm sinh,… Những biển này sẽ do người dân tự đề xuất và dựa trên một mức độ giá hợp lý nào đó, cơ quan công an sẽ cấp biển đó cho người có nhu cầu.
* PV: Đối với nội bộ đơn vị, trước đây khi triển khai ông có gặp phải lực cản, hay ý kiến trái chiều gì không?
- Ông Võ Trọng Thanh:Ở Nghệ An, theo ghi nhận của cá nhân tôi, việc triển khai đấu giá biển số đẹp không gặp vấn đề gì lớn lắm. Bởi khi triển khai thì mọi quy trình đều được công khai, nên được anh em trong đơn vị rất ủng hộ.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, ở một số tỉnh khác, lực cản để triển khai vấn đề này khá lớn, khi có khá nhiều câu hỏi được đưa ra là tại sao lại làm như thế? Tại sao lại từ bỏ lợi ích của mình…
Như đã chia sẻ ở trên, tôi nghĩ rằng nếu đặt mục tiêu cao nhất là vừa đoàn kết giữa các bộ phận trong đơn vị, vừa giải quyết được vấn đề công bằng, hay sự “tế nhị” trong việc cấp biển số đẹp, cũng như tính nhân văn vì thiện nguyện, thì sẽ vượt qua được tất cả các lực cản.
* PV: Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có nên tiếp tục triển khai này hay không?
- Ông Võ Trọng Thanh: Tôi tin rằng, chỉ đạo của Thủ tướng hiện nay đang là nỗ lực để hình thành một Chính phủ kiến tạo, phục vụ. Người đứng đầu Chính phủ đã quan tâm sâu sát hơn tới những điều cụ thể của đời sống đất nước. Đây là hành động mang lại ý nghĩa rất lớn và sẽ tác động rất lớn đến toàn bộ máy hành chính nhà nước.
Do vậy, theo tôi, nếu lần này Chính phủ làm quyết liệt để triển khai đấu giá biển số đẹp thì sẽ được lợi nhiều thứ. Vừa tạo nguồn lực để chăm lo cho vấn đề an sinh xã hội, vừa tạo được sự minh bạch trong quản lý tài sản.
Tôi tin khi được triển khai, đấu giá biển số đẹp sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía người dân và doanh nghiệp. Vướng hay không vướng tôi nghĩ chỉ là do nhận thức của chúng ta. Nếu chúng ta cho đó là tài sản vĩnh viễn thì đó là tài sản vĩnh viễn, còn cho đó là một lần được làm từ thiện thì là vấn đề làm từ thiện.
Đến nay, những người đã trúng đấu giá vẫn đồng tình, ủng hộ, vì họ được bỏ đồng tiền chính đáng của mình để sở hữu biển số họ mong muốn. Tôi nghĩ, chúng ta có quyết tâm chính trị để triển khai thì các bộ, ngành liên quan sẽ chấp hành tốt. Khi Chính phủ có chỉ đạo, sau đó đưa ra Quốc hội bàn và đưa quy định vào Luật, hay pháp lệnh, thì việc triển khai mọi vướng mắc hiện nay đều được tháo gỡ.
Tuy vậy, cũng cần thừa nhận rằng, khi triển khai đấu giá công khai biển số đẹp thì khó tránh tới việc sẽ đụng chạm tới quyền lợi của một số người. Tôi nghĩ, quản lý biển số đẹp cũng như quản lý thông thường các tài sản khác và Việt Nam không phải làm đầu tiên mà nhiều nước đã thực hiện điều này.
* PV: Nếu đưa biển số đẹp là một dạng tài sản công thì có nghĩa sau khi đấu giá, số tiền thu được sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Theo ông, điều này có khác gì so với mục tiêu mà Nghệ An làm trước đây là vì thiện nguyện?
- Ông Võ Trọng Thanh: Khi Nghệ An triển khai là mang tính kêu gọi để ủng hộ người nghèo thì nhẹ nhàng hơn, còn nếu đấu giá biển số để đưa tiền vào ngân sách thì được coi có vẻ nặng nề và nguồn thu đem lại không lớn. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không nghĩ vậy, đây là một nguồn lực không hề nhỏ, có thể tạo nguồn thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm khi được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Hơn nữa, hàng năm, Chính phủ cũng chi một khoản không nhỏ cho an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, người có công,… do đó, nếu tiền đấu giá biển số đẹp nộp vào ngân sách nhà nước thì dù gián tiếp hay trực tiếp cũng là chung tay vì an sinh xã hội của đất nước.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Huy Sáu - Duy Thái (thực hiện)
相关文章
随便看看