【nhận định aston villa vs newcastle】Huy động mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng
... Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI “về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, Tỉnh uỷ Cà Mau tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng theo Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 17/5/2012.
... Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI “về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, Tỉnh uỷ Cà Mau tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng theo Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 17/5/2012. Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chung sức của các tổ chức, doanh nghiệp và sự đóng góp của Nhân dân cùng với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên 15.000 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và cải thiện đời sống Nhân dân.
Kết quả đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực thời gian qua có bước phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ, như sau:
5 dự án giao thông đối ngoại kết nối với các tỉnh trong khu vực được đầu tư, nâng cấp như: Quốc lộ 1, tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Ðất Mũi), Quốc lộ 63. Các tuyến đường về trung tâm huyện, trung tâm kinh tế ven biển đã được tập trung đầu tư thông suốt, đến cuối năm 2015 có 78/82 xã có đường ô-tô đến trung tâm, đạt 95%. Các dự án, công trình trên đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hoá và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Các công trình thuỷ lợi, đê biển được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ nuôi thuỷ sản, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai, sạt lở ven sông, ven biển. Hạ tầng lưới điện được đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 97,2%. Các công trình bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới: Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Ðiều dưỡng và Phục hồi chức năng, 101 trạm y tế xã, phường, thị trấn được đầu tư, nâng cấp đạt chuẩn quốc gia. Nhiều trường học các cấp được xây dựng mới, đến nay có 205 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 37,4%. Cơ sở hạ tầng văn hoá - thể thao được đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và xã hội hoá.
TP Cà Mau được đầu tư nâng cấp lên đô thị loại II; đô thị Năm Căn và Sông Ðốc được nâng cấp lên đô thị loại IV; hạ tầng các đô thị huyện lỵ (Ðầm Dơi, U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm) cũng được đầu tư thay đổi lớn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư khá toàn diện gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 5.000 km đường nông thôn bê-tông, xi-măng.
Mặc dù đầu tư cơ sở hạ tầng các năm qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, tuy nhiên nhìn tổng thể hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Cà Mau vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, khả năng kết nối chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, thiếu hạ tầng quan trọng, nhất là cảng biển để giảm chi phí vận tải, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Nguyên nhân của hạn chế về kết cấu hạ tầng của tỉnh là do xuất phát điểm thấp, nguồn vốn đầu tư có hạn, do kết cấu nền đất yếu, không có vật liệu xây dựng tại chỗ nên suất đầu tư rất cao, kêu gọi đầu tư theo hình thức FDI, đối tác công, tư còn khó khăn.
Mục tiêu đầu tư kết cấu hạ tầng tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm 3 mục tiêu tổng quát: Ðầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau; đầu tư nâng cấp hạ tầng xã hội để phục vụ tốt nhất đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung đầu tư hạ tầng cơ bản thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, đưa Cà Mau trở thành trung tâm phát triển của khu vực, là đầu mối hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, các mục tiêu cụ thể cũng được xác định. Ðó là ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ, đầu tư các công trình quan trọng mang tính đột phá gắn với kết nối liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan toả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng; triển khai đúng tiến độ các dự án giao thông đã được xác định trong các quy hoạch giao thông của vùng và của tỉnh, cụ thể:
Về đường bộ: Hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Ðất Mũi và cầu Hoà Trung trên tuyến đường Cà Mau - Ðầm Dơi, đường Nam Sông Ðốc, đường Tắc Thủ - Ðá Bạc, đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường hành lang ven biển phía Nam qua tỉnh Cà Mau; đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 1 qua nội ô TP Cà Mau; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63; tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau… Song song đó, tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường trục ngang kết nối các khu kinh tế biển, đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 số xã đạt tiêu chí: 50%.
Về đường thuỷ nội địa: Nạo vét tuyến kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, tuyến vận tải thuỷ Cà Mau - Năm Căn, tuyến liên kết nội vùng Quản lộ Phụng Hiệp; hình thành hành lang vận tải TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau. Ðầu tư hệ thống bến bãi theo quy hoạch, tạo sự đồng bộ cùng với sự phát triển của đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không, từng bước phát triển vận tải đa phương thức, logistics.
Về đường biển: Nạo vét luồng Bồ Ðề - Năm Căn; xúc tiến triển khai đầu tư Dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai mở rộng đầu mối giao thương quốc tế, đưa Cà Mau trở thành trung tâm phát triển của khu vực, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Về đường hàng không: Nâng cấp, mở rộng Sân bay Cà Mau (giai đoạn đến năm 2030, sẽ cải tạo đường hạ, cất cánh, xây mới nhà ga hành khách đạt công suất 500.000 hành khách/năm, đạt cấp 4C).
Bên cạnh phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi theo hướng phục vụ sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào xây dựng và củng cố hệ thống đê biển Tây, đê biển Ðông và các đê sông. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, trồng rừng phòng hộ ven biển.
Mục tiêu cụ thể thứ ba là phát triển nguồn điện gió, điện sinh khối; phối hợp với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam đẩy nhanh Dự án Cấp điện nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện.
Ðồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng văn hoá - xã hội, trọng tâm là xây dựng các trường học theo hướng hiện đại, kiên cố hoá, đến năm 2020 có từ 70% trường học trở lên đạt chuẩn quốc gia; triển khai xây dựng các bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viên Y học cổ truyền. Tập trung đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực thể dục thể thao (Nhà Thi đấu đa năng), lĩnh vực xã hội (Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội, Ðài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ…).
Tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các đô thị động lực (TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Ðốc) gắn với bố trí, phân bố lại dân cư. Ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị TP Cà Mau để sớm đạt tiêu chí đô thị loại I; Năm Căn, Sông Ðốc lên thị xã; nâng cấp thị trấn Cái Nước, Ðầm Dơi, Rạch Gốc, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh đạt tiêu chí đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
Ðể triển khai đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư không nhiều và trong điều kiện ngân sách của tỉnh Cà Mau còn khó khăn là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi phải linh hoạt, chủ động tranh thủ, huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước của địa phương.
Trong thời gian tới phải huy động mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hoá việc đầu tư, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, trước mắt có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
* Tranh thủ, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đưa danh mục dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Cà Mau vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA…
* Phấn đấu tăng thu ngân sách, tiết kiệm tối đa các khoản chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp thiết.
* Khai thác quỹ đất có giá trị cao thông qua đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Thực hiện quy hoạch các đô thị một cách hợp lý, đặc biệt là quy hoạch lại hệ thống công sở Nhà nước, ưu tiên những vị trí có lợi thế về thương mại để tổ chức cho các nhà đầu tư đấu giá, tạo vốn đầu tư phát triển.
* Lập các dự án khả thi để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư theo các hình thức FDI, hợp tác công, tư (PPP) vào các dự án hạ tầng quan trọng như: cảng biển, đường giao thông, cơ sở văn hoá, xã hội, y tế, thể dục thể thao…
* Tích cực thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường theo chủ trương của Chính phủ.
* Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt và vượt 30% GRDP của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020./.
Trích tham luận của Sở Kế hoạch và Ðầu tư
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/958f798573.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。